Một số thảo dược thay thế kháng sinh

Dưới đây là một số thảo dược tại Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả trong điều trị một số bệnh cho động vật thủy sản.

Thuốc KN-04-12

Thành phần thuốc gồm các cây thuốc có kháng sinh thực vật (tỏi, sài đất, nhọ nồi, cỏ sữa, chó đẻ răng cưa…), vitamin và một số vi lượng khác. Thuốc được nghiền thành bột, có mùi đặc trưng; có tác dụng phòng trị bệnh nhiễm khuẩn (xuất huyết đốm đỏ, thối mang, viêm ruột của thủy sản nuôi lồng bè).

Thuốc chữa bệnh cá – VTS1-C

Chuyên trị các bệnh xuất huyết, thối mang, hoại tử (đốm trắng) nội tạng và viêm ruột của cá nuôi lồng bè, cá nuôi tăng sản và cá bố mẹ. Thành phần gồm tinh dầu các cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.

Thuốc chữa bệnh tôm – VTS1-T

Chuyên trị các bệnh ăn mòn vỏ kitin, viêm ruột và phân trắng của tôm nuôi bán thâm canh và thâm canh; gồm tinh dầu các cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.

Thuốc EKAVARINE

Thuốc gồm 10% tinh dầu thực vật sản xuất bằng công nghệ nano. Chuyên trị các bệnh nhiễm khuẩn: viêm ruột, xuất huyết và đốm trắng gan thận của cá nuôi thâm canh. Các bệnh ăn mòn vỏ kitin, bệnh viêm ruột, bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh phân trắng của tôm nuôi bán thâm canh và thâm canh. Thuốc xuất xứ từ EU.

Tỏi (Allium sativum L.)

Thành phần kháng khuẩn chủ yếu của tỏi là chất alixin (C6H10OS2). Đây là một hợp chất Sulphur có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ diệt khuẩn rộng với nhiều loại vi khuẩn.

Cây xuyên tâm liên (Andrographus panicullata (Burmif. f)

Dùng trị bệnh viêm ruột cho cá trắm. Dùng toàn cây xuyên tâm liên khô 1 kg hay 1,5 kg cây tươi cho 50 kg cá ăn một lần trong ngày ăn liên tục 5 – 7 ngày.

Cỏ nhọ nồi (Eclipta alba Hassk)

Đối với cá dùng cỏ nhọ nồi phòng trị bệnh xuất huyết, viêm ruột đạt kết quả tốt. Kết quả thử tác dụng của các cao tách chiết thảo dược cao nhọ nồi có tác dụng với 3 vi khuẩn (V. harveyi, V. alginolyticus và A. hydrophila) (Bùi Quang Tề, 2006). Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.)

Chó đẻ răng cưa có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwasdsiella tarda gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11 – 20 mm (Bộ môn bệnh cá Viện Nghiên cứu NTTS I, 1993). Liều dùng cho cá xem cây sài đất, nhọ nồi, bột khô cũng đã được phối chế thành thuốc KN – 04 – 12.

Cây xoan (Melia azedarach L.)

Để phòng trị bệnh cho cá thường dùng cành lá xoan bón lót xuống ao với số lượng 0,3 kg/m3 trước khi thả cá vào ương 3 ngày có thể phòng và trị ký sinh trùng thuộc ngành nguyên sinh động vật như Trichodina, Cryptobia, ký sinh trên cá hương, cá giống. Bón 0,4 – 0,5 kg/m3 trị bệnh Lernaosis.

Cây cau (Areca catechu L.)

Dùng hạt cau tẩy giun tròn (Spinitectus clariasi) ký sinh trong ruột cá trê (theo Bùi Quang Tề, 1985). Liều dùng: 4 g hạt cau/kg cá/ ngày. Ăn liên tục trong 3 ngày.

Trị bệnh sán dây Bothriocephalus gowkongensis ký sinh trong ruột cá trắm cỏ (Ctepharyngodon idellus). Liều dùng: 1 g hạt cau/2 kg thức ăn cho ăn liên tục trong 7 ngày.

Cây keo giậu (Leucaena glauca Benth)

Theo Bùi Quang Tề, 1984, thí nghiệm tẩy giun cho cá trê đen, liều lượng 2 g bột hạt keo khô/kg cá/ngày và cho ăn 3 ngày liên tục, kết quả tẩy được giun trong ruột và dạ dày cá trê.

Cây trâm bầu (Combretum quadrangulare)

Hạt cây trâm bầu có nhiều tinh dầu (12%), tanan, axit axalic, canxi và các axit béo palmitic, linoleic. Vỏ lá chứa nhiều tanan, flavonoit. Hạt làm thuốc tẩy giun sán. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Dùng tinh dầu bằng cách phun xuống ao, bể cá sau 12 giờ diệt sán lá đơn chủ, liều lượng 1 ppm.

Một số thảo dược thay thế kháng sinh, Nguồn: Phòng Thí nghiệm-Chi cục Thủy sản Cần Thơ

Tổng BBT

CHủ WEBSITE

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *