Trải qua 27 năm kể từ khi thành lập, Trung tâm Nuôi trồng thủy sản phía tây đã trở thành một trong những trung tâm chẩn đoán bệnh tôm hàng đầu trên thế giới, hiện tại trung tâm nhận được mẫu tôm từ khắp nơi trên thế giới gửi đến phân tích dưới sự điều hành của GS. Donald Lightner.
– Mặc dù thuộc khu vực sa mạc và không có biển, Tucson là nơi có một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh học tôm: Giáo sư Donald Lightner, thuộc Đại học Arizona. Trung tâm bệnh học tôm của Đại học Arizona là một trong những trung tâm chẩn đoán bệnh tôm ưu việt nhất trên thế giới.
– Lightner, người bắt đầu thành lập trung tâm vào năm 1986, chia sẻ kinh nghiệm của mình với người nuôi tôm và các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới.
– Nghiên cứu các vấn đề có ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nuôi là một đòi hỏi cấp thiết, vì ngành công nghiệp này đang ngày một phát triển mạnh và điều đó làm cơ sở khẳng định người tiêu dùng có nguy cơ rủi ro tiềm tàng nào trong việc sử dụng các sản phẩm từ chúng hay không.
– Theo Lightner: “Tôm là động vật và các vấn đề về bệnh tôm cũng có thể là một mối đe dọa đối với con người. Việc nghiên cứu vấn đề này là tốt cho người tiêu dùng vì chất lượng tôm trên thị trường Mỹ phải được đảm bảo tốt hơn trong tương lai”.
– Lightner nói rằng ông yêu thích công việc của mình một phần là do: “Chúng tôi phát hiện ra một cái gì đó mới, hoàn toàn mới, mỗi năm. Chúng tôi sẽ mô tả một căn bệnh mới, tìm ra một cái gì đó độc đáo về động vật mà chúng ta đang nuôi trồng hay sống với chúng, một cái gì đó mà không ai biết trước đây. Đó là toàn bộ ý tưởng. Hàng năm chúng tôi đóng góp được một chút tốt hơn trong việc phát triển bền vững. “
– Điều quan trọng là nghiên cứu các bệnh có ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nuôi tôm và tính bền vững bởi vì tôm là một trong các loại thủy sản được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới, và tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ, Lightner nói.
– Mỹ nhập khẩu hơn 4 tỷ USD tôm mỗi năm. Và tất nhiên, Lightner nói rằng ông cũng thích ăn tôm.
– Nghiên cứu của trung tâm về các phương pháp chẩn đoán bệnh tôm nuôi ở các trang trại có giá trị hơn vì “sản lượng tôm nuôi đã vượt qua nghề đánh bắt tôm trong khoảng ba năm trước đây,” Lightner nói.
– Ví dụ, Lightner và nhóm của ông đang nghiên cứu một bệnh do vi khuẩn mới phát hiện gần đây được gọi là “hội chứng tôm chết sớm EMS”, bệnh này gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi tôm ở khu vực Đông Nam Á. Căn bệnh này có thể gây tôm chết ngay sau khi thả giống, ông nói.
– Trung tâm này cũng làm việc với các công ty có sử dụng các chương trình nhân giống chọn lọc để phát triển nguồn tôm bố mẹ có khả năng đề kháng một số bệnh virus cụ thể.
– Mặc dù Lightner nhận được bằng thạc sĩ và tiến sĩ về bệnh cá (fish pathology) vào năm 1971, ông nói vào thời điểm đó gần như không thể tìm thấy một công việc nào trong lĩnh vực thủy sản. Công việc đầu tiên của ông là làm tại Phòng Thí nghiệm Thủy sản biển Quốc gia (National Marine Fisheries Laboratory) nghiên cứu về tôm ở Galveston, Texas. “Tại thời điểm đó người ta đã phát triển các phương pháp nuôi tôm, nhưng chủ yếu là phương pháp sản xuất giống,” ông nói. “Đây là giai đoạn phát triển rất sớm của ngành nuôi tôm,” có nghĩa là tôm được nuôi trồng tại một trang trại, chứ không phải là được đánh bắt trong tự nhiên.
– Sau đó, Lightner nhận được một vị trí làm việc tại Đại học Arizona và chuyển đến sống ở Tucson vào năm 1975. Khi đó, ông bắt đầu làm việc với một dự án nuôi tôm ở Puerto Penasco, Mexico, còn được gọi là Rocky Point. “Đó là một trong những nỗ lực đầu tiên trên thế giới để phát triển ngành công nghiệp nuôi tôm siêu thâm canh,” ông nói.
– Lightner đã trở thành người đứng đầu của trung tâm nghiên cứu bệnh học tôm ở Đại học Arizona tại khu Trung tâm Nuôi trồng thủy sản phía tây (West Campus Aquaculture Center), thành lập vào năm 1986.
– “Có lẽ khoảng 50 hoặc hơn các nước trên thế giới có liên quan đến ngành công nghiệp nuôi tôm,” Lightner nói, “và chúng tôi nhận được mẫu tôm từ hầu hết trong số họ.” Mẫu tôm được bảo quản trong cồn và gửi đến trung tâm để phân tích.
– Lightner đã tham gia đào tạo những người nuôi tôm và các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới. Ông đã mở một Khóa học ngắn về bệnh tôm vào năm 1989 để đáp ứng nhiều yêu cầu “từ những người muốn đến phòng thí nghiệm của tôi để nghiên cứu và học tập, nhưng phòng thí nghiệm của chúng tôi không thể đáp ứng tất cả.”
– Lightner đã đào tạo cho hơn 600 người đến từ 55 quốc gia kể từ khi nó bắt đầu thành lập đến nay, và dự kiến có khoảng 24 người đến từ 9 quốc gia trong năm nay.
– Trung tâm bệnh học tôm của GS. Lightner ở trường Đại học Arizone đã trở thành phòng thí nghiệm tham chiếu cho Tổ chức Thú y thế giới (World Organization for Animal Health) vào năm 1993.
Đôi nét về chuyên gia nghiên cứu bệnh tôm GS. Donald Lightner, Nguồn: Aquanetviet.org.
]]>