<![CDATA[]]>

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá tra được vận chuyển từ ao ương đến ao nuôi thương phẩm bằng ghe đục. Tỷ lệ hao hụt cá giống sau khi thả vào ao nuôi thương phẩm cao và tập trung nhiều trong 7 ngày đầu sau khi thả.

1. Nguyên nhân cá bị stress khi vận chuyển – Theo kết quả khảo sát thực tế cho thấy tỷ lệ chết sau khi vận chuyển có thể dao động từ 5 – 20%, thường có liên quan đến chất lượng cá giống và thời gian vận chuyển dài hay ngắn (Bùi Minh Tâm và ctv, 2010). Sự gia tăng hàm lượng glucose trong máu do cá bị stress cấp tính hay stress lâu dài, đây là nguyên nhân của quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose hay quá trình tạo glucose, quá trình này liên quan đến hàm lượng cathecolamin và cortisol (Sjoerd, 1997).

– Khi vận chuyển cá với thời gian dài (trên 6 giờ) mật độ cao hơn 3.000 con/m3 sẽ làm cho cá bị stress. Kết quả cho thấy, trong điều kiện thực tế hàm lượng cortisol và glucose của cá tăng rất cao đến 249 ng/ml và 110 mg/100mL (Theo kết quả của Nguyễn Loan Thảo và ctv (2013) xác định cortisol trong máu cá tra ở môi trường nước ngọt trong tình trạng ổn định chỉ dao động từ 5 – 7 ng/mL). Đồng thời, số lượng hồng cầu trong máu cá cũng tăng rất cao 2,52±0,16 (106tb/mm3). Sự khác biệt này có thể giải thích là do trong quá trình tập trung cá vào lưới, hay đưa cá lên sọt hay vận chuyển cá trong ghe, cá bị ảnh hưởng rất lớn do hàm lượng oxy trong nước thấp, môi trường hoạt động chật hẹp, và cá cần năng lượng cho hoạt động trong điều kiện bất lợi (stress) do vậy phải gia tăng số lượng hồng cầu để đáp ứng đủ nhu cầu oxy.

– Do đó, nên vận chuyển cá ở mật độ thấp hơn 3.000 con/m3 với thời gian dài hơn 6 giờ, nếu vận chuyển trong thời gian ngắn hơn 2 giờ thì có thể vận chuyển với mật độ 4.000 con/m3.

2. Giải pháp khắc phục – Mật độ vận chuyển vừa phải: Khoảng 5% trọng lượng cá/trọng tải ghe. Trong quá trình vận chuyển có thể sử dụng: 5gam Oxy hạt/m3/5giờ/lần + Oxytetracyline + muối + Anti-shock để chống stress và mất nhớt cho cá. Sau 5 – 6 giờ vận chuyển phải thay 1/2 – 2/3 lượng nước trong ghe.

– Sử dụng thuốc gây mê AQUI-S®, một giải pháp tiên tiến và hiệu quả đã được ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong vận chuyển và thu hoạch cho nghề nuôi cá hồi ở các nước New Zealand, Chile… được Công ty TNHH Bayer Việt Nam đưa về ứng dụng tại thị trường Việt Nam để giúp giải quyết được những hạn chế trên trong quá trình thu hoạch, vận chuyển cá. Giải pháp này không những giúp làm giảm tỉ lệ chết, tăng sức đề kháng cho cá, mà còn giúp người nuôi dễ dàng trong thao tác, đánh bắt và vận chuyển cá. Cá có sử dụng AQUI-S® 10ml/m3 ở tất cả các khâu vận chuyển cá giống thì giúp giảm tỉ lệ chết sau 20 ngày thả nuôi chỉ hao hụt 2%. Nên sử dụng giai đoạn sớm lúc cá không bị stress sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

thuoc gay me cho ca tra aqui-s

* Tài liệu tham khảo: – Nguyễn Thị Kim Hà và Đỗ Thị Thanh Hương, 2014. Ảnh hưởng của sự vận chuyển đến stress của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Thủy sản (1): 178 – 187p.

– Tam M. Bui, N. Thanh Phương, Nguyen Gia Hien, Sena S. De Silva (2010). Fry and fingerling transportation in the striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus) farming sector, Mekong Delta, Vietnam: apivotal link in the production chain. 28p.

Cách khắc phục cá tra giống bị stress khi vận chuyển, Nguồn: Bah.bayer.vn.]]>

By admin