1. Môi trường nước ao nuôi – Nguồn nước cấp vào phải thật sạch, các chỉ tiêu phải nằm trong khoản cho phép: PH = 6,5 – 8,5; NH4/NH3 < 0,05 mg/l; NO2 < 0,01 mg/l. Trong đó: + Độ pH đo 2 lần vào 8h và 14h. Trường hợp pH < 6,5: dùng vôi CaCO3 2 kg/1.000 m3. Trường hơp pH >8,5: thay nước, giảm cho ăn, kết hợp cắt tảo bằng BKC. Liều sử dụng 0,3 – 0,4 ppm hoặc CuSO4 0,1 – 0,2ppm. + NH4/NH3: Nếu lớn hơn giới hạn 0,05 mg/l, phải lập tức giảm mồi; Thay nước; Xử lý men làm giảm NH3; Bổ sung men vi sinh; cung cấp oxy viên vào ban đêm. + NO2: Nếu lớn hơn giới hạn 0,01 mg/l, chú ý giảm cho ăn; Thay nước; Bổ sung men vi sinh và cung cấp thêm oxy viên vào buổi tối. Ngoài ra, xử lý muối vào buổi chiều với liều 30kg/1.000 m3.
– Mực nước của ao nuôi cũng phải thay đổi theo giai đoạn. Cụ thể từ ngày thứ 8 đến 10, mực nước từ 1,5 – 1,6m; và 1,8 – 2,0m cho ngày thứ 15 – 17.
2. Phòng trừ dịch hại – Với các loại giáp xác như ấu trùng chuồn chuồn, bấp cày, bọ gạo: Tạt dầu trên mặt nước vào buổi tối ngày thả cá bột và ngày thứ 4 sau khi thả cá. Liều sử dụng là 1,5 lít/1.000 m2.
– Đối với ấu trùng ếch nhái: Vớt trứng ếch trong 3 ngày liên tiếp, từ lúc bắt đầu bơm nước.
– Ngày thứ ba đến ngày thứ năm: Sau khi bơm nước, quan sát bờ ao dưới gió có nòng nọc, dùng vôi tạt xuống nước xung quanh bờ và dùng vợt vớt khi nòng nọc nổi lên mặt nước.
3. Chương trình cho ăn – Trong 2 tuần đầu: + Trong 3 ngày đầu: Chỉ cho cá ăn thức ăn tự nhiên bằng các chế phẩm tạo thức ăn tự nhiên như Super Benthos trước khi thả 1 ngày, liều 5 – 10kg/1.000 m2 ao. + Ở ngày thứ 3 và ngày thứ 9: Ngưng cho cá ăn, xử lý nước bằng Iod 0,15 ppm vào buổi chiều. + Từ ngày thứ 11 – 13 cho ăn thuốc trị nội ngoại ký sinh trùng, sử dụng VimeClear 05 – 07g/kg trộn vào thức ăn vào buổi sáng, buổi chiều cho cá ăn hỗn hợp dinh dưỡng. + Từ ngày thứ 14: Tùy theo tình hình sức khỏe cá, có thể dùng 1 trong 2 loại hóa chất BKC: 0,7 lít/1.000 m3 hoặc Iod 0.15 kg/1.000 m3 để xử lý.
* Lưu ý: Những ngày đầu pha loãng thức ăn, tạc đều ao, sau đó pha cô đặc dần.
– Từ tuần 3: Xuất cá chuyển ao. Lưu ýlượng cho ăn theo khả năng bắt mồi của cá và tình hìnhthời tiết, chất lượng nước ao. Tập cho cá ăn cầu 45 – 60 phút/lần để gom cá nhằm kiểm soát thức ăn và sức khỏe cá. + Ngày 15 – 17 ngày: Cho ăn 2 lần/ngày (sáng 7h, chiều 15h); Sử dụng thức ăn dạng mảnh 01 (loại MINI 40 6306 M1 của GreenFeed), trộn hỗn hợp dinh dưỡng. + Từ ngày 18 trở đi: Cho ăn 3 lần/ngày (Sáng 7h, trưa 10h30, chiều 16h); Sử dụng thức ăn dạng mảnh 01 (loại MINI 40 6306 M1 của GreenFeed) và viên nổi 0,8 li (loại MINI 35 6316A của GreenFeed), trộn hỗn hợp dinh dưỡng. + Ngày thứ 21, 28, 35: Ngưng cho ăn, xử lý nước. Tùy theo tình hình sức khỏe cá có thể dùng BKC: 0,7 kg/1.000 m3 hoặc Iod 0,2 kg/1.000 m3 để xử lý.
4. Quản lý dịch bệnh – Để thu được năng suất cao,phải có chương trình phòng bệnh hợp lý, khoa học, cụ thể: + Ngày thứ 3 và 9: Sử dụng Iod 0,15 kg/1.000 m3. + Ngày thứ 14: Tùy theo tình hình sức khỏe cá có thể dùng:BKC: 0,7 kg/1.000 m3 hoặc Iod 0,15 kg/1.000 m3. + Ngày thứ 21, 28, 35: Ngưng cho ăn, xử lý nước. Tùy theo tình hình sức khỏe cá có thể dùng BKC: 0,7 kg/1.000 m3 hoặc Iod 0,2 kg/1.000 m3.
– Trước thu hoạch 2 ngày, có thể chọn CuSO4: 0,3 kg/1.000 m3 hoặc BKC: 0,7 kg/1.000 m3 để xử lý nước:
5. Thu hoạch cá hương – Trước khi thu hoạch, cho ăn thuốc sổ ký sinh trùng 2 – 3 ngày và dinh dưỡng bổ sung từ 3 – 5 ngày. Ngưng cho cá ăn và tắm cá bằng Chorine hoặc BKC trước khi kéo lưới 36 – 40 tiếng.
– Trong điều kiện nuôi bình thường: Sau 28 ngày cá đạt cỡ 1.000 – 1.500 con/kg, sau 35 ngày: 500 – 800 con/kg, sau 42 ngày: 200 – 250 con/kg.
Kinh nghiệm ương cá Tra giống, Nguồn: Niên giám Nông nghiệp – Niengiamnongnghiep.vn.
]]>