<![CDATA[]]>

Công ty Stingray Marine Solutions AS đã phát minh công nghệ sử dụng tia laser để tiêu diệt rận biển – loài ký sinh trùng gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nuôi cá hồi trên thế giới, nhận được phản hồi tích cực từ người nuôi.

Công nghệ sử dụng tia laser

Laser có nghĩa là “khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích” hoặc “khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức”. Để loại bỏ thành công rận biển, Stingray Marine Solutions AS đã thiết kế và sử dụng chính xác sản phẩm mang tên Jenoptik JenLas laze D2.8. Thiết bị bao gồm: một hình hộp chữ nhật cao 1,5 m và trọng lượng 220 pound để bao bọc các hệ thống khác khỏi nước như hệ thống camera; súng laser; cáp kết nối. Sau đó, chiếc hộp này sẽ được đặt trực tiếp xuống đáy lồng nuôi.

5-1

Thiết bị Jenoptik Jenlas laze D2.8 để diệt rận biển trong lồng nuôi cá hồi

– Các phao nổi sẽ được cung cấp trên các mặt lồng nuôi. Súng laser và phao sẽ được kết nối bởi cáp kết nối có khả năng nâng cao hoặc hạ thấp để đảm bảo thông tin liên lạc, điện và dữ liệu giữa hai đơn vị. Một cáp tương tự được đặt phía trên của chiếc tủ đựng súng laser giúp đảm bảo an toàn về nguồn điện và kết nối Internet. Điều này cũng giúp nó di chuyển theo chiều ngang dọc theo dây cáp trên mặt nước. Các dữ liệu sẽ được đưa vào phòng giám sát, sau đó sẽ được xử lý phân tích để cho ra kết quả với người nuôi. Súng laser có khả năng làm việc 24/7 trong suốt cả năm mà không cần bất kỳ xử lý trong điều kiện bình thường.

Rận biển bám trên cá hồi sẽ được phát hiện khi cá bơi qua các thiết bị, chúng sẽ được quét bởi hệ thống camera phức tạp. Sau khi bị phát hiện bởi máy ảnh và phần mềm tiên tiến, một tia laser sẽ được bắn ra trực tiếp vào rận biển và giết chúng trong thời gian được tính bằng mili giây (ms), tương tự với 100‰ của ánh sáng. Các tia laser là những tia sáng mang năng lượng cao sẽ phá hủy các mô tế bào của rận biển cho đến khi chúng bị chết mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá hồi. Phản ứng được kích hoạt bởi các phần mềm đã quy định và được nghiên cứu cho phù hợp với mục đích. Hệ thống này sẽ được điều khiển và giám sát trực tuyến cho phép hoạt động vĩnh viễn. Trong khi, da của cá hồi đóng vai trò như một tấm gương phản chiếu ánh sáng phát ra từ laser; do đó, việc tiêu diệt rận biển rất nhẹ nhàng và không ảnh hưởng hay tạo vết thương cho cá hồi nuôi. Tính đến nay, đã có hàng triệu con cá được điều trị thành công nhờ công nghệ này.

Yêu cầu của hệ thống thiết bị này là việc lựa chọn và tìm kiếm các vật liệu cho phù hợp với thiết kế tối ưu trong điều kiện dưới nước và trong lồng nuôi. Đòi hỏi phải đảm bảo độ bền và hoạt động tối đa trong môi trường có sự tác động của cá và môi trường nuôi.

An toàn và bền vững

Trước đây, để tiêu diệt rận biển, người ta thường dùng thuốc, hóa chất nên hay gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá nuôi, môi trường sinh thái và hệ lụy về khả năng kháng thuốc của rận biển. Với phương pháp sử dụng tia laser sẽ làm giảm số lượng rận biển xuống một cách triệt để mà vẫn giúp người nuôi tránh được những hoạt động không thích hợp xuống lồng nuôi; cũng như, đảm bảo sức khỏe của cá, tác động tích cực đến môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng.

Được biết, ý tưởng về việc sử dụng hệ thống tia laser của Công ty Stingray Marine Solutions AS đã được cấp bằng sáng chế vào năm 2010; tiếp theo là dự án R&D tiến hành thử nghiệm và vận hành từ năm 2011 – 2014. Thiết bị này lần đầu tiên được thương mại hóa vào tháng 10/2014. Kể từ đó, đã có hơn 50 sản phẩm được bán tại Na Uy và nhận được những phản hồi tích cực của người nuôi.

Ứng dụng công nghệ tia Laser để tiêu diệt ký sinh trùng trên cá, Nguồn: Tạp chí Thủy sản Việt Nam.

]]>

By admin