<![CDATA[]]>

HỘI THẢO MÔ HÌNH ĐA TÁC NHÂN VÀ TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI TRONG NUÔI TÔM BỀN VỮNG Ở ĐBSCL

     Trong khuôn khổ hợp tác của dự án ALEGAMS (Đánh giá ảnh hưởng của việc học tập từ trò chơi đóng vai lên thái độ của người dân nuôi tôm bền vững ở Đồng Bằng Sông Cửu Long) được tài trợ bởi WOTRO (Quỹ nghiên cứu khoa học của Hà Lan) và IUCN (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên IUCN). Dự án sử dụng hai công cụ là mô hình đa tác nhân và mô hình trò chơi đóng vai làm công cụ hỗ trợ người nuôi ra quyết định nuôi tôm bền vững kết hợp với rừng ngập mặn ở Bến Tre và Trà Vinh.

     Sáng ngày 06/12/2018, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với chuyên gia Hà Lan tiến hành Hội thảo kết thúc dự án ALEGAMS nhằm trình bày kết quả dự án đạt được và đề xuất phương hướng nghiên cứu mới.

     Ban tổ chức Hội thảo là ông Roel Bosma, điều phối dự án ALEGAMS thuộc Trường đại học Wageningen, Hà Lan; ông Andrew Benedict, điều phối dự án IUCN tại Việt Nam; giảng viên Trường Đại học Cần Thơ: Thầy Thái Công Dân, Cô Trần Thị Phụng Hà (Khoa Khoa học XH và Nhân văn), Thầy Văn Phạm Đăng Trí (Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên).

     Hội thảo với trên 40 người tham dự là đại diện các Chi cục Thủy sản, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Tài nguyên môi trường các tỉnh Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, giảng viên các Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Đại học Đồng Tháp.

     Các báo cáo trong Hội thảo bao gồm 04 nội dung chính: (1) Giới thiệu về mục tiêu và phương pháp nghiên cứu của Dự án ALEGAMS; (2) kết quả nghiên cứu khi thực hiện mô hình Trò chơi đóng vai, mô hình Đa nhân tố ở các tỉnh ven biển (Bến Tre, Trà Vinh); (3) Tóm tắt chính sách về nuôi tôm bền vững của IUCN; (3) Thảo luận nhóm và thực hành bộ công cụ trò chơi đóng vai mô hình nuôi tôm giỏi.

  [gallery columns="6" ids="4017"]

Hình: Hội thảo của dự án ALEGAMS

     Cuối cùng, đại diện Dự án ALEGAMS, IUCN và Trường Đại học Cần Thơ phát biểu bế mạc hội thảo, phát giấy chứng nhận tham gia hội thảo cho các học viên tham dự.

     Sau khi tham dự hội thảo, các học viên được giới thiệu về kết quả nghiên cứu của dự án ALEGAMS, phương pháp tiếp cận người sản xuất và sử dụng bộ công cụ mô hình trò chơi đóng vai, xây dựng kịch bản giúp người dân nhận diện được các rủi ro khi đầu tư nuôi tôm thâm canh, phát triển nông – lâm – ngư nghiệp phù hợp. Trong đó, mô hình nuôi Tôm – Rừng được các nhà nghiên cứu khuyến khích nhất do nó tận dụng tài nguyên bản địa vốn có, đồng thời kết hợp được giữa nuôi tôm và phát triển du lịch sinh thái, tối đa hóa thu nhập, tối thiểu hóa chi phí cải tạo môi trường nuôi./.

]]>

By admin