TỪ THỰC VẬT TRONG NUÔI THỦY SẢN
Ngày 08 tháng 5 năm 2019, Khoa Thủy sản – trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức hội thảo chuyên đề: “Phát triển hoạt chất sinh học tự nhiên từ thực vật cho nghề nuôi thủy sản thân thiện với môi trường ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam.
Chuyên đề này thuộc dự án quốc tế AquaBioActive được chủ trì bởi trường Đại Học Cần Thơ (khoa Thủy sản và khoa Khoa học tự nhiên) của Việt Nam và trường đại học Namur của Bỉ. dự án được thực hiện trong thời gian là 05 năm (6/2015 đến 5/2020).
Tại buổi hội thảo ban chủ nhiệm dự án và các thành viên đã báo cáo một số kết quả nghiên cứu từ nhiều thí nghiệm trong việc sử dụng chất chiết xuất từ nhiều loại thực vật tự nhiên như: lá ổi, sầu đâu, diệp hạ châu…
Các nghiên cứu đánh giá tác động của chất chiết xuất các loại thảo dược trên đến: các chỉ tiêu sinh lý máu, hoạt tính enzyme tiêu hóa, hệ miễn dịch và khả năng bảo quản lạnh cơ thịt của cá tra bước đầu đã cho một số kết quả: Cá ăn thức ăn có bổ sung chất chiết có:
- Khả năng chịu đựng stress gia tăng;
- Hoạt tính enzyme tiêu hóa protein gia tăng khi nhiệt độ môi trường tăng cao;
- Chất oxy hóa trong cơ thể cá giảm;
- Hệ miễn dịch của cá tăng;
- Chất lượng thịt của cá tra phi lê vẫn đảm bảo sau 12 ngày bảo quản bằng nước đá.
Qua những kết quả nghiên cứu trên cho thấy đây sẽ là tiền đề quan trong giúp các nhà khoa học sớm tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nghề thủy sản bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long thông qua:
- Cải thiện môi trường nuôi sạch hơn;
- Bảo vệ sức khỏe người nuôi cá và người tiêu dùng thông qua việc gảm tiếp xúc trực tiếp với hóa chất và tạo sản phẩm sạch cho người tiêu dùng;
- Tiếp cận thị trường xuất khẩu an toàn hơn.
Phòng nuôi trồng thủy sản
]]>