Phương tiện khai thác thủy sản vi phạm
- Làm chết hầu hết các loài thủy sản, thủy sinh trong vùng nước;
- Hủy hại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thủy sản;
– Không chỉ tác động xấu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản, loại hình đánh bắt bằng xung điện còn gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Vì vậy, việc ngăn chặn sử dụng xung điện để khai thác thủy sản là vấn đề cần thiết, cấp bách và đã được quy định cụ thể trong Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, đó là: Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng nước.
Bất luận vì mục đích gì nhưng tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện cần phải được ngăn chặn nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sống. Để khắc phục tình trạng sử dụng xung điện trong việc khai thác thủy sản chúng ta cần:
– Không sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ để khai thác thủy sản.
– Vận động mọi người không đánh bắt thủy sản bằng xung điện, chất nổ, chất độc. Tăng cường việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản vào các sông, hồ.
– Không buôn bán, tàng trữ chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản.
Để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hoạt động khai thác thủy sản, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 7 năm 2019, thay thế Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ. Điểm đáng chú ý trong Nghị định này là việc xử phạt hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản và mức phạt cao nhất với người vi phạm trong khai thác thủy sản là 1 tỷ đồng. Ngoài phạt tiền, người có hành vi dùng điện để đánh bắt thủy sản còn bị tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản tại Điều 28 của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
- Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:
- a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
- b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
Mỗi người dân cần nhận thức rõ hơn những hiểm họa từ xung điện, kích điện và không sử dụng ngư cụ cấm này để khai thác thủy sản để bảo vệ, phát triển nguồn thủy sản tự nhiên và bảo vệ tính mạng của chính mình. Có như vậy môi trường nước tự nhiên mới được bảo vệ, nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ mới được bảo tồn, phát triển và khai thác hiệu quả, hợp lý./.
Phòng Thanh tra, pháp chế – Chi cục Thủy sản TP. Cần Thơ
]]>