– QCVN 02 – 33 -1: 2020/BNNPTNT: Giống cá chép, cá rô phi
– QCVN 02 – 33 -2: 2021/BNNPTNT: Giống cá tra
– QCVN 02 – 33 – 3: 2021/BNNPTNT: Giống cá nước ngọt (Cá bống tượng, cá he vàng, cá lóc, cá lóc bông, cá mè hoa, cá mè trắng Hoa Nam, cá mè vinh, cá Mrigal, cá Rô hu, cá rô đồng, cá sặc rằn, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá trôi việt, cá trê phi, cá trê vàng, cá trê lai F1, cá lăng chấm, cá Nheo Mỹ, lươn, cá bỗng, cá chim trắng)
– QCVN 02 – 34 – 1: 2021/BNNPTNT: Giống tôm nước lợ, tôm biển (Tôm sú, tôm thẻ chân trắng)
Do đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng các loài giống thủy sản có tên nêu trên phải thực hiện công bố hợp quy theo quy định với phương pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
Đối với giống thủy sản được sản xuất, ương dưỡng trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Đối với giống thủy sản nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Riêng giống cá chép và cá rô phi phải thực hiện công bố hợp quy từ ngày 19 tháng 03 năm 2021. Còn các đối tượng giống thủy sản khác nêu trên thì phải thực hiện công bố hợp quy từ ngày 02 tháng 12 năm 2022./.
Hồ Minh Kha –Bộ phận Khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản
]]>