Hình: Đoàn thanh tra làm việc với cơ sở giống thủy sản
– Việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản;
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; công bố tiêu chuẩn áp dụng và chất lượng giống thủy sản; nhãn hàng hoá; kiểm dịch giống thủy sản;
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản (đối với cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận), giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực;
– Ghi chép, lưu giữ hồ sơ quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, mua bán giống thủy sản, thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
– Báo cáo tình hình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; báo cáo việc sử dụng giống thủy sản bố mẹ, thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
– Việc chấp hành các quy định của pháp luật về sử dụng thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, hóa chất, kháng sinh cấm trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản;
– Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; danh mục loài ngoại lai xâm hại.
Đến nay, Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tại 36 cơ sở giống thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Qua quá trình thanh tra, các cơ sở thực hiện khá tốt các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.Trong thời gian tới, Đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra các cơ sở theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Lê Hồng Thắng – Bộ phận Thanh tra, pháp chế
]]>