Hình 1: Hội nghị quản lý giống tôm nước lợ và ký quy chế phối hợp năm 2023
Theo Tổng cục thủy sản năm 2022 là 747.000 ha, nhu cầu tôm giống khoảng 150 tỷ con (trong đó tôm thẻ chân trắng 110 tỷ con, tôm sú 40 tỷ con). Số lượng tôm bố mẹ cần để sản xuất tôm giống là 250.000 con (trong đó: 200.000 tôm thẻ chân trắng và 50.000 tôm sú). Hiện tại, nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho sản xuất tôm giống từ nguồn nhập khẩu, khai thác tự nhiên và chọn tạo trong nước. Các cơ sở sản xuất trong nước sản xuất được 50.000 con tôm bố mẹ (Công ty Việt – Úc, Công ty TNHH Moana-Ninh Thuận). Cả nước nhập khẩu 171.496 tôm thẻ bố mẹ (bằng 77% so với năm 2021); 328 con tôm sú bố mẹ (bằng 15,5% so với năm 2021). Tôm thẻ chân trắng bố mẹ được nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ và Thái Lan. Trong đó nhập khẩu từ Công ty SIS – Mỹ chiếm 60%, Công ty CP – Thái Lan chiếm 28%, các nhà cung cấp khác chiếm 12%.
Cả nước có 2.104 cơ sở sản xuất tôm giống, sản lượng đạt 160,2 tỷ con (bằng 110 % so với năm 2021). Khu vực sản xuất tôm giống trọng điểm của nước ta là các tỉnh Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định) có 687cơ sở sản xuất, ương dưỡng (chiếm 32,6% số cơ sở); sản lượng đạt 72,3 tỷ con (chiếm 45,2% sản lượng của cả nước). Năm 2022, giá tôm giống vẫn giữ ở mức từ 70-140 đồng/con (không tăng so với 2021). Giá bán tôm giống trên đã bao gồm tôm giống khuyến mãi, đa phần các cơ sở khuyến mãi từ 30-50% tuỳ thời điểm, thậm chí có thời điểm khuyến mãi 100%.
Công tác kiểm dịch năm 2022, các địa phương đã thực hiện kiểm dịch trên 92 tỷ tôm giống vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, tăng 22% so với năm 2021. Tôm giống được kiểm dịch chủ yếu là ấu trùng tôm thẻ chân trắng đạt 79,93 tỷ con, chiếm 87% số lượng giống thủy sản được kiểm dịch vận chuyển, góp phần đảm bảo chất lượng tôm giống thả nuôi.
Kế hoạch năm 2023 nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000-270.000 con (trong đó: tôm thẻ chân trắng 200.000-210.000, tôm sú 60.000 con); tôm giống khoảng 140- 150 tỷ con (trong đó: tôm thẻ chân trắng 100 – 110 tỷ con và tôm sú 30 – 40 tỷ con).
Tại hội nghị các đại biểu đã mạnh dạn đóng góp các ý kiến về các vấn đề khó khăn, vướng mắc của ngành, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp với nhu cầu sản xuất đồng bộ với công tác quản lý nhằm góp phần nâng cao giá trị con tôm trên thị trường trong và ngoài nước.Theo ông Phùng Đức Tiến chỉ đạo định hướng phát triển ngành tôm trong thời gian sắp tới là Tập trung thực hiện Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2030. Nghiên cứu, gia hóa và chọn tạo tôm bố mẹ tăng trưởng nhanh, có khả năng kháng một số bệnh thường gặp đề chủ động nguồn cung cho các cơ sở sản xuất. Cuối hội nghị, đại diện lãnh đạo các ban ngành quản lý ký quy chế phối hợp năm 2023 về quản lý tôm giống.
Đoàn Anh Thư – Phòng Thí nghiệm
]]>