<![CDATA[]]>
         Ngày 9/9/2023 tại TP.Cần Thơ, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND TP.Cần Thơ tổ chức hội nghị bàn về giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh mới.

Ảnh:Quang cảnh hội nghị

       Hiện nay ngành thủy sản đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trở ngại. Theo Báo cáo của Bộ NN-PTNT cho thấy, tính đến hết tháng 8.2023, kết quả sản xuất thủy sản tiếp tục đảm bảo theo kế hoạch, trừ giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tổng sản lượng thủy sản đạt 5,93 triệu tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 65,5% kế hoạch năm 2023. Trong đó, khai thác đạt 2,634 triệu tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ; nuôi trồng đạt 3,296 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ (tôm nước lợ đạt 657,5 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ 2022; cá tra đạt 1,079 triệu tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2022). Tuy nhiên, kim gạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến hết tháng 8 ước đạt gần 5,682 tỉ USD, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2022.

       Giá cả một số hàng hóa, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất thủy sản vẫn còn ở mức cao, chi phí logistics cao gây áp lực đối với hoạt động sản xuất, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ chững lại và quy mô sản xuất bị thu hẹp. Nguồn nhân lực lao động phục vụ trong các nhà máy chế biến bị thiếu hụt cục bộ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thủy sản và người dân tham gia vào chuỗi sản xuất.

       Ngoài ra, tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Tổ chức liên kết trong sản xuất còn hạn 

       Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thảo luận đề xuất các giải pháp trọng tâm, cần thiết để thúc đẩy sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu những tháng cuối năm cần chủ động bám sát tình hình sản xuất tại địa phương, khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào cho chế biến; phối hợp chặt chẽ với VASEP trong đánh giá lượng nguyên liệu tồn kho, nhu cầu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu để tham mưu ngành nông nghiệp chỉ đạo sản xuất hiệu quả phục vụ chế biến, xuất khẩu.

        Về giải pháp hạ giá thành sản xuất, cần áp dụng kỹ thuật tiên tiến ở tất cả các khâu trong quy trình nuôi để tăng tỉ lệ sống, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn; liên kết sản xuất để giảm khâu trung gian, đảm bảo vật tư đầu vào đến tay người nuôi nhanh nhất. Ngoài ra, các bên có liên quan cần tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu để thủy sản Việt Nam nâng cao giá trị gia tăng, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Trần Quang Trí – Chi cục Thủy sản TP.Cần Thơ

]]>

By admin