Hình: Hội trường tổ chức hội thảo tại thành phố Cần Thơ
Đồng Chủ trì Hội thảo có Lãnh đạo Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Hiệp hội cá Tra Việt Nam. Đến tham dự Hội thảo gồm:
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Thủy sản; Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Vụ Kế hoạch; Vụ Tài chính; Vụ Pháp chế; Trung tâm Khuyến nông quốc gia…; các Viện trực thuộc Bộ (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, II, III, Viện Nghiên cứu Hải sản…);
– Các sở, ban ngành liên quan tại thành phố Cần Thơ: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thủy sản, Trung tâm khuyến nông;…
– Đại diện cơ quan quản lý liên quan tại các tỉnh/ thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông…).
– Đại diện một số tổ chức, đơn vị: Các Trường đại học, cao đẳng; Hội, Hiệp hội (Hiệp hội cá Tra, VASEP, Hội nghề cá…); tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ 2 (IDH, WWF, IUCN, GIZ,…); doanh nghiệp liên quan đến nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản cá tra; tổ chức, cá nhân, chuyên gia có liên quan; cơ quan truyền thông.
– Thành viên nhóm Hợp tác công tư (PPP) Thủy sản.
Hội thảo nhằm đánh giá thời cơ, thách thức, định hướng phát triển, bàn giải pháp khắc phục hạn chế, tận dụng cơ hội, lợi thế để thúc đẩy phát triển ngành hàng cá tra hiệu quả và bền vững.
Chi cục Thủy sản thành phố Cần Thơ trình bày tham luận quản lý địa phương về hiện trạng, thách thức và định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn trong chuỗi cá Tra.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II và các công ty báo cáo về Công cụ nghiên cứu và kết quả một số nghiên cứu đánh giá ban đầu liên quan đến phát thải và giảm phát thải chuỗi cá tra; Giải pháp, ứng dụng công nghệ trong kinh tế tuần hoàn.
Tại hội thảo, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, theo định hướng ngành chế biến thủy sản và đề án bảo vệ môi trường ngành thủy sản giai đoạn 2021 – 2030 xác định, kinh tế tuần hoàn là một trong những mục tiêu ngành thủy sản cần hướng tới, đó là “xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản”. Ông nhấn mạnh, để phát triển bền vững cá tra theo hướng thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thì hợp tác công – tư là một cách tiếp cận tốt, có khả năng kết nối một cách bình đẳng, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các bên, từ cơ quan quản lý trung ương, địa phương đến các doanh nghiệp (DN) liên quan trong chuỗi, kết nối được cả các nhà khoa học cùng tham gia công tác nghiên cứu, phát triển.
Thông qua các bài báo cáo tham luận và ý kiến trao đổi tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thông tin, trao đổi về hiện trạng, thách thức ngành hàng cá tra; các kết quả nghiên cứu khoa học; kinh nghiệm và giải pháp công nghệ trong quản lý chất thải, xử lý nước thải, giảm phát thải; ứng dụng năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn; cơ chế hợp tác công tư trong chuỗi cá tra hướng đến mục tiêu phát triển ngành hàng cá tra bền vững./.
Nguyễn Thị Thúy An – Nuôi trồng thủy sản
]]>