Trong hai năm trở lại đây, nhiều đối tượng nuôi thủy sản thương phẩm tiêu thụ nội địa vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình dịch bệnh, giá cả không ổn định, khiến người nuôi bất an.
Hình ảnh mô hình nuôi lươn tại xã Giai Xuân huyện Phong Điền
Trong khi đó, liên tục giảm giá ở mức thấp (85.000-90.000 đồng/kg) đến tháng 7/2024 giá lươn thịt bắt đầu tăng dần cho đến nay hiện thương lái đang thu mua với giá lươn loại nhất (200 gram/con) 115.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg so với mức giá từ tháng 6/2024 trở về trước, người nuôi sẽ có lãi từ 25.000-30.0000 đồng/kg sau khi trừ các khoản chi phí đem lại sự phấn khởi, cho bà con.
Việc tăng giá lươn thương phẩm, làm cho thị trường lươn giống trở nên sôi động, theo Cơ sở giống Thanh Tùng – Phong Điền mẫu 1000 con/kg có giá 3.200 đồng/con nhưng vẫn không đủ giống dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
Nghề nuôi lươn không bùn vài năm gần đây trở thành nghề chủ lực phát triển kinh tế của nhiều hộ dân trong địa bàn với quy mô nuôi vừa và khá. Tuy nhiên, ngành thủy sản nói chung và nghề nuôi lươn thịt nói riêng luôn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ nội địa nên việc phát triển ồ ạt tăng diện tích và quy mô sản xuất dẫn đến cung vượt cầu. Nắm bắt hiện trạng trên Liên trạm Thủy sản Liên Trạm Thủy Sản Phong Điền – Cái Răng thường xuyên cử cán bộ theo dõi, tuyên truyền người dân nên phát triển ổn định quy mô sản xuất, chú trọng phát triển chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm.
Liên trạm Thủy sản Liên Trạm Thủy Sản Phong Điền- Cái Răng phối hợp Chi cục Thủy sản Cần Thơ thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nuôi; vận động thành lập tổ hợp tác nuôi lươn áp dụng Quy phạm thực hành nuôi thủy sản tốt đạt tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng mô hình mẫu để nông dân tham quan học hỏi và áp dụng; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các hộ nuôi lươn phát triển số lượng ổn định.
Liên Trạm Thủy Sản Phong Điền- Cái Răng