<![CDATA[]]>

BẢN TIN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN LẦN 1 THÁNG 02 NĂM 2019 TP. CẦN THƠ

  1. Kết quả quan trắc môi trường trên sông tại các điểm quan trắc như sau:

– Các chỉ tiêu thông thường:

Chỉ tiêu độ kiềm (70 – 75 mg/l)  tốt. Chỉ tiêu Oxy, pH, nhiệt độ tương đối phù hợp chất lượng nước nuôi cá tra tại hầu hết các điểm quan trắc, đạt khuyến cáo của QCVN 02-20:2014/BNNPTN.

– Các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm:

Hầu hết, các điểm quan trắc ở sông Hậu – phường Thới An và Thới Long thuộc quận Ô Môn, phường Tân Lộc thuộc quận Thốt Nốt, xã Vĩnh Trinh thuộc huyện Vĩnh Thạnh đều có hàm lượng PO43- (0,2 – 0,45 mg/l); NO2 (0,102 – 0,161 mg/l); NH4+ (0,486 – 0,567 mg/l) vượt ngưỡng khuyến cáo. Còn các chỉ tiêu S2-, COD, TSS, OSS, trên sông phù hợp với chất lượng nước cấp nuôi cá tra.

  1. Kết quả quan trắc môi trường trong ao cá tra đại diện như sau:

– Các chỉ tiêu thông thường:

Các chỉ tiêu Oxy, pH, nhiệt độ và độ kiềm đạt yêu cầu, phù hợp chất lượng nước nuôi cá tra của QCVN 02-20:2014/BNNPTN.

– Các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm:

COD, S2-, TSS, OSS,  trong ao phù hợp với chất lượng nước nuôi cá tra và trong phạm vi cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A1, QCVN 02-20:2014/BNNPTN và Boyd 1998;

Các chỉ tiêu NH4+  (0,946 – 2,865 mg/ ), PO43- (0,28 – 1,53 mg/l),  NO2(0,112 –  0,177 mg/l) trong ao tại các điểm quan trắc thuộc khu vực phường Thới An, phường Thới Long – quận Ô Môn, xã Vĩnh Trinh – huyện Vĩnh Thạnh vượt khuyến cáo QCVN 02-20:2014/BNNPTN và QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A1.

                                                           Bấm vào đây để xem đầy đủ nội dung

THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC PHỤC VỤ NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL NGÀY 11-13/02/2019

Nhận xét kết quả:

 Các thông số oxy hoà tan, pH, nhiệt độ trong các thuỷ vực hầu hết đều phù hợp cho nuôi cá tra, đạt QCVN 02-20:2014/BNNPTN và QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Ngoại trừ cồn Khánh Hoà, Bình Thành (An Giang) và TT Tràm Chim (Đồng Tháp) có giá trị pH chỉ 6,5, tuy nhiên giá trị này chưa gây ảnh hưởng lớn đến cá tra. Đối với độ kiềm dao động từ 53-77mg/L cao hơn so với lượt quan trắc ngày 15-17/01/2019 (48-61mg/L), tương đối thấp so với QCVN 02-20:2014/BNNPTN.

Hầu hết các thuỷ vực quan trắc tại An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ có hàm lượng nitrite cao hơn QCVN 08-MT:2015/BTNMT  và hàm lượng ammonia cao hơn QCVN 08-MT:2015/BTNMT được ghi nhận tại cầu kênh ông Cò, Tây An, sông Sở Thượng, TT Tràm Chim, phà Trà Uối, bến đò số 1, bến đò Bò Ót, Thạnh Mỹ. Trong đó cần lưu ý kênh Cái Sao, cầu kênh ông Cò và TT Tràm Chim có thông số chỉ thị ô nhiễm hữu cơ nitrite, ammonia, phosphate cao hơn so với lượt quan trắc ngày 15-17/01/2019 từ 1,9-7,8 lần. Nhìn chung các thông số hoá lý không có chênh lệch đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, vi khuẩn Aeromonas spp. cao hơn 103 CFU/mL trong các thuỷ vực Bến đò Chùa, kênh Cái Sao, kênh Tây An, VỊnh Tre, Vĩnh Xương, BÌnh Thành (An Giang) và trạm giao thông đường thuỷ (Cần Thơ). Đồng thời ghi nhận 29/40 điểm quan trắc dương tính vi khuẩn Aeromonas hydrophila có khả năng gây bệnh xuất huyết trên cá tra, trong đó hầu hết các các thuỷ vực có mật độ vi khuẩn Aeromonas spp. cao hơn 103 CFU/mL đều dương tính với vi khuẩn này. Ghi nhận 8 trường hợp (công Khánh Hoà, Tây An, sông Tiền-Tân Hoà, Tân Thuận Đông, phà Trà Uối, bến đò Bò Ót, Mang Thít, Mái Dầm) dương tính với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có khả năng gây bệnh gan thận mủ trên cá tra.

Để xem đầy đủ chi tiết xin vui lòng bấm vào đây

PHÒNG THÍ NGHIỆM

]]>

By admin