<![CDATA[]]>
        Ngày 16/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực từ ngày 05/7/2019. Một số hành vi vi phạm về ngư cụ, sử dụng điện khai thác thủy sản có mức xử phạt tiền khá cao.

        Vi phạm quy định về ngư cụ khai thác thủy sản có mức phạt lên đến 30 triệu đồng, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với hành vi vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.

  • Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ hoặc đánh dấu ngư cụ không đúng quy định.

  • Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác thủy sản hợp pháp.

  • Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.

  • Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng ngư cụ cấm để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

        Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản có mức phạt lên đến 50 triệu đồng, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.

  • Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán, công cụ kích điện để khai thác thủy sản.

  • Đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản: Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét; Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét; Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.

  • Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sảnmà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phòng Thanh tra, pháp chế – Chi cục Thủy sản TP. Cần Thơ

]]>

By admin