Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Băng Tâm đại diện Vụ Nuôi trồngthủy sản trình bày Kế hoạch triển khai Chương trình VietGAP và giới thiệu Đề án nông nghiệp hữu cơ. Kế hoạch cho thấy VietGAP, hữu cơ là chương trình mang tính dài hạn, cần thực hiện để góp phần phát triển thủy sản Việt Nam theo hướng bền vững. Đồng thời, làm VietGAP, hữu cơ để khẳng định chất lượng sản phẩm thủy sản của Việt Nam, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng do được sử dụng sản phẩm an toàn, từng bước xây dựng thương hiệu dựa trên chất lượng. Thêm vào đó, VietGAP, hữu cơ làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, từng bước thay đổi hình ảnh về sản phẩm thủy sản Việt Nam để sản phẩm có chất lượng, đảm bảo ATTP và phát triển bền vững cũng như thực hiện tốt các cam kết quốc tế.
Trong hội nghị, đại diện Công ty TNHH giải pháp chất lượng toàn cầu GQS và Trung tâm Giám định, Công ty TNHH Công nghệ NHO là ông Bùi Quân và Ông Bùi Bá Din đã chia sẻ về kinh nghiệm áp dụng và chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP. Ông Vũ Thế Hùng – đại diện phát triển thị trường và quan hệ Chính phủ, tập đoàn Alibaba đã trình bày về yêu cầu đối với sản phẩm thủy sản khi tham gia giao dịch trên mạng và Ông Nguyễn Hải Trường – đại diện siêu thị Go Cần Thơ, Tập đoàn Central Group đã nêu về yêu cầu đối với sản phẩm thủy sản khi tham gia hệ thống siêu thị.
Sau khi các đại điện doanh nghiệp đã trình bày kinh nghiệm và yêu cầu đối với sản phẩm thì bà Nguyễn Thị Lệ Hoa – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Cần Thơ cùng với Ông Nguyễn Văn Quốc – Chi cục Thủy sản Cà Mau trình bày tình hình triển khai chương trình VietGAP và tiêu chuẩn hữu cơ tại địa phương và đề xuất giải pháp như:
– Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu và đàm phán với thị trường bán lẻ của châu Âu và một số thị trường khác để giới thiệu sản phẩm VietGAP để đảm bảo sản phẩm nuôi theo VietGAP có giá cao hơn sản phẩm khác và mở ra hướng thâm nhập thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm VietGAP.
– Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì chính sách và tiếp tục thực hiện hỗ trợ chứng nhận VietGAP trong giai đoạn mới nhằm hình thành việc tạo ra sản phẩm thủy sản sạch, an toàn và đạt tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu thị trường trong xu thế hội nhập toàn cầu trong thời gian sắp tới;
– Đề nghị Trung ương và địa phương có chính sách đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung, nhằm đảm bảo điều kiện về cơ sở hạ tầng đồng thời hỗ trợ kinh phí đầu tư công nghệ tiên tiến và nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào nuôi trồng thủy sản, từng bước đáp ứng với các tiêu chuẩn VietGAP để các địa phương áp dụng rộng rãi mô hình này
Kết thúc buổi hội nghị ông Như Văn Cẩn – Vụ Nuôi trồng thủy sản đã tổng kết các ý kiến thảo luận và đưa ra một số nhiệm vụ quan trọng choSở Nông nghiệp chỉ đạo cơ quan quản lý thủy sản địa phương áp dụng các chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm nông nghiệp, hộ nuôi trồng. Tập đoàn bán lẻ, nhà máy chế biến, các doanh nghiệp chứng nhận hỗ trợ người nuôi đạt các chứng nhận VietGAP, hữu cơ cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước./.
Bùi Thị Diễm My – Phòng Thí nghiệm
]]>