– Về phạm vi áp dụng: tiêu chuẩn này áp dụng đối với thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao, bể, đầm, hầm … (gọi chung là ao) có thể kiểm soát được các yếu tố đầu vào, từ khâu chuẩn bị nuôi, thả giống đến khâu thu hoạch để làm thực phẩm.
– Về nguyên tắc: các hoạt động nuôi trồng thủy sản phải tiến hành theo các nguyên tắc, (1) đảm bảo an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn và quy định hiện hành; (2) đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho thủy sản nuôi bằng cacjh tạo điều kiện tối ưu về sức khỏe, giảm stress, hạn chế các nguy cơ về dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt ở tấ cả các khâu của chu trình sản xuất; (3) đảm bảo có kế hoạch và có trách nhiệm đối với môi trường, theo quy định của nhà nước và cam kết quốc tế; (4) đảm bảo có trách nhiệm với xã hội và an toàn cho người lao động.
– Về các yêu cầu của thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) cụ thể như sau:
+ Yêu cầu chung gồm có: đại điểm nuôi trồng; cơ sở hạ tầng; trang thiết bị, máy móc, dụng cụ sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; bảo vệ môi trường; bảo vệ đa dạng sinh học; nhân sự; tài liệu và lưu trữ hồ sơ; an toàn lao động và trách nhiệm xã hội;
+ Yêu cầu về thực hành nuôi trồng thủy sản gồm có: kiểm soát chất lượng nước cấp vào ao và trong quá trình nuôi trồng; kiểm soát con giống; sử dụng, bảo quản thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; quản lý sức khỏe thủy sản nuôi; kiểm soát chất thải từ quá trình nuôi; thu hoạch;
+ Phân biệt sản phẩm áp dụng VietGAP và không áp dụng VietGAP;
+ Truy xuất nguồn gốc;
+ Yêu cầu đối với cơ sở nuôi nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm nuôi.
Các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản dựa vào tiêu chuẩn này để áp dụng vào quá trình nuôi trồng thủy sản tại cơ sở.
Lê Hồng Thắng – Bộ phận Thanh tra, pháp chế
]]>