<![CDATA[]]>
       Trong những ngày đầu tháng 5 vừa qua khi mà mùa vụ ương nuôi thuỷ sản của bà con đang bước vào giai đoạn tăng cường sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu về giống cho các hộ nuôi thương phẩm. Để đạt một vụ ương tốt phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó phải kể đến như con bột đầu vào, chất lượng nước, nhiệt độ…trong khi đó ương nuôi ngoài trời nhiệt độ nước rất khó quản lý, khi nhiệt độ nước tăng cao hay giảm thấp kéo theo một chuổi phản ứng sinh hoá của các chất trong môi trường nước, nhiệt độ nước ương cao sẽ làm cho cá bị sốc về nhiệt, bên cạnh đó hoạt lực của một số khí độc, chất độc cũng tăng cao gây bất lợi cho cá. Nhiệt độ cao còn làm tăng trao đổi chất, do đó tăng tiêu hao Oxy. Cá cũng tăng sự mẫn cảm đối với vi khuẩn gây bệnh trong điều kiện nhiệt độ cao. Sự tăng, giảm đột ngột nhiệt độ sẽ trực tiếp gây sốc cho cá, làm tỉ lệ sống và khả năng đề kháng bệnh của cá thấp hơn rất nhiều so với cá sống trong khoảng nhiệt độ thích hợp nhất là cá bột, cá giống vì sức đề kháng yếu.

          Ông Nguyễn Ái Quốc (Ấp 1, Thới Hưng) tâm sự: Năm nay do thời tiết nắng nóng và kéo dài nên hầu như 2 mẻ cá chép ương để bán giống của Ông tỷ lệ sống giảm đáng kể, ông cho rằng nếu như cùng thời điểm này mọi năm tỷ lệ sống khoản 20% thì năm nay chỉ còn khoản 5-6%. Hộ ông Trần Vũ Lâm (Vĩnh Trinh, Vĩnh Thạnh) là hộ ương nuôi cá trê và cá chạch bùn nhiều năm nay cũng cho biết: Không chỉ hộ của ông mà đây là tình cảnh chung của bà con ương nuôi cá giống, tỷ lệ sống giảm rất nhiều, có ao mất trắng.

          Bà Phan Cẩm Hằng là chủ Cơ Sở sản xuất bột cá sặc rằn tại xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ cũng cho biết: Nhiệt độ tăng cao làm giảm tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng, có những trứng đã được thụ tinh và phát triển nhưng vẫn chết phôi.

          Có thể thấy đặc thù của ngành thuỷ sản rất khác và rất khó khống chế về mặt quản lý và chăm sóc so với động vật trên cạn, đối với động vật trên cạn khi gặp bất lợi về thời tiết chúng ta có thể tự tăng giảm nhiệt độ cho chuồng trại, vệ sinh, tách đàn khi có dịch bệnh xảy ra, tuy nhiên trong lĩnh vực thuỷ sản dù đã được chăm sóc tốt nhưng đôi khi chúng ta không thể xử lý triệt để do đặc thù của ngành.

          Để hạn chế rủi ro do nắng nóng cho các vùng ương giống thuỷ sản, các hộ ương nuôi cần tập trung làm tốt các công việc như sau:

          – Thường xuyên theo dõi bản tin thời tiết để chọn thời điểm thả nuôi phù hợp

          – Nâng cao mực nước ương nhằm giảm biến động về nhiệt độ.

          Giảm lượng thức ăn, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá.

– Sử dụng quạt nước cho ao ương

Nguyễn Thị Thúy Anh – LTTS Ô Môn-Thới Lai-Cờ Đỏ

]]>

By admin