Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
(1) Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ:
– Các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước gồm: khuyến nông; nghiên cứu chiến lược, chính sách; thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; thông tin, nghiên cứu khoa học và công nghệ, lý luận, nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ quản lý; phát triển nguồn nhân lực, chính sách công và phát triển nông thôn; nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thống kê, dự báo, thư viện và các hoạt động sự nghiệp công phục vụ chức năng quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật;
– Các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Điều 1 Thông tư này;
– Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công là đơn vị thực hiện một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Việc xác định loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tại khoản này căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Phân loại theo cơ quan có thẩm quyền thành lập:
– Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
– Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
– Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
– Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập bởi chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
(3) Phân loại theo mức tự chủ tài chính:
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
– Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Việc xác định mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và quy định pháp luật có liên quan.
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
Việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập
– Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
– Đơn vị sự nghiệp công lập hình thành sau khi sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan.
– Mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau sáp nhập, hợp nhất: việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
– Việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
– Đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện giải thể sau khi hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả, các nghĩa vụ khác có liên quan và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2023./.
Lê Hồng Thắng – Bộ phận Thanh tra, pháp chế
]]>