I. NHẬN XÉT KẾT QUẢ
- Kết quả quan trắc môi trường nước trên sông tại các điểm quan trắc như sau:
– Các chỉ tiêu thông thường:
Chỉ tiêu độ kiềm tại các tất cả các điểm quan trắc (dao động từ 55 – 70 mg/l) đều nằm trong ngưỡng so với TCVN 13952:2024/BKHCN.
– Các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm:
Các điểm quan trắc ở phường Tân Lộc thuộc quận Thốt Nốt; ở thị trấn Vĩnh Thạnh thuộc huyện Vĩnh Thạnh; ở phường Thới An và phường Thới Long thuộc quận Ô Môn; ở Thới Hưng thuộc huyện Cờ Đỏ đều có các chỉ tiêu S2-, COD, TSS trên sông phù hợp với chất lượng nước cấp nuôi cá tra. Kết quả mật độ vi khuẩn Aeromonas spp tổng số nằm trong giới hạn (nhỏ hơn 103 CFU/ml) ở tất cả các điểm quan trắc. Kết quả vi khuẩn Coliforms đều nằm trong ngưỡng ở mức B của QCVN 08-MT:2023/BTNMT ở tất cả các điểm quan trắc.
Chỉ tiêu N-NO2– (0,073 – 0,094 mg/l) nằm trong ngưỡng TCVN 13952:2024/BKHCN ở tất cả các điểm quan trắc.
Chỉ tiêu N-NH4+ (0,159 – 0,292 mg/l) nằm trong ngưỡng TCVN 13952:2024/BKHCN ở tất cả các điểm quan trắc.
Chỉ tiêu P-PO43- (0,085 – 0,260 mg/l) nằm trong ngưỡng TCVN 13952:2024/BKHCN ở tất cả các điểm quan trắc ngoại trừ điểm Vĩnh Trinh-Vĩnh Thạnh và Tân Lộc-Thốt Nốt.
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật (nhóm cúc và carbamate), dư lượng kim loại nặng (Cd, Pd, Hg, As) được đơn vị chuyên môn phân tích đều nằm trong ngưỡng QCVN 08-MT:2023/BTNMT.
- Kết quả quan trắc môi trường nước trong ao cá tra đại diện như sau:
– Các chỉ tiêu thông thường:
Các chỉ tiêu độ kiềm (60 – 93 mg/l) nằm trong ngưỡng của TCVN 13952:2024/BKHCN tại tất cả các điểm quan trắc.
– Các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm:
Các chỉ tiêu COD, S2-, TSS trong ao phù hợp với chất lượng nước nuôi cá tra và nằm trong phạm vi cho phép theo TCVN 13952:2024/BKHCN; Kết quả mật độ vi khuẩn Aeromonas spp tổng số tại các thủy vực quan trắc đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép (nhỏ hơn 103 CFU/ml) ngoại trừ điểm Thới An-Ô Môn. Kết quả vi khuẩn Coliforms ở tất cả các điểm quan trắc đều nằm trong ngưỡng cho phép của TCVN 13952:2024/BKHCN ngoại trừ điểm Thới Hưng-Cờ Đỏ.
Chỉ tiêu N-NO2– (0,042 – 0,099 mg/l) trong ao tại tất cả các điểm quan trắc hầu hết nằm trong ngưỡng TCVN 13952:2024/BKHCN.
Chỉ tiêu N-NH4+ (0,257 – 4,250 mg/l) trong ao tại các điểm quan trắc hầu hết nằm trong ngưỡng TCVN 13952:2024/BKHCN ở các điểm quan trắc ngoại trừ điểm Vĩnh Trinh-Vĩnh Thạnh.
Chỉ tiêu P-PO43- (0,133 – 0,520 mg/l) trong ao tại các điểm quan trắc hầu hết vượt TCVN 13952:2024/BKHCN tại tất cả các điểm quan trắc.
II. KHUYẾN CÁO
– Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang xuống theo triều. Dự báo, cảnh báo mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 25/11, mực nước cao nhất ngày tại Châu Đốc ở mức 1,95m.
– Chất lượng nước sông tốt ở tất cả các điểm quan trắc ở Tân Lộc-Thốt Nốt; Thới Hưng-Cờ Đỏ; Vĩnh Trinh-Vĩnh Thạnh; Thới An-Ô Môn, Thới Long-Ô Môn.
– Theo Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam dự báo nguồn nước từ 18/11- 27/11, hiện nay mực nước trên các trạm vùng Giữa ĐBSCL xu thế giảm từ 2,1m xuống 1,58m
– Hiện nay, ngành nông nghiệp đang chuẩn bị đồng để sản xuất vụ lúa Đông xuân. Nước trong nội đồng có nguy cơ tăng hàm lượng chất hữu cơ. Các chất hữu cơ phân hủy nhanh có thể gây bất lợi cho động vật thủy sản và gia tăng mức độ mẫn cảm với bệnh. Vì vậy, các hộ nuôi cần thực hiện ngay các biện pháp sau:
+ Kiểm tra chất lượng nước trước khi cấp vào ao lắng.
+ Xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.
+ Người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin về tình hình thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bản tin quan trắc nhằm có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời đảm bảo tình hình sản xuất.
– Chất lượng nước ao ở các hộ nuôi cá tra tại các điểm quan trắc ở mức kém điểm Tân Lộc thuộc quận Thốt Nốt, ở mức trung bình Thới An-Ô Môn, Thới Long-Ô Môn, Vĩnh Trinh-Vĩnh Thạnh, Thới Hưng-Cờ Đỏ. Các hộ nuôi cần lưu ý chất lượng nước ao tại điểm mùa mưa hiện nay. Vì vậy:
+ Tăng cường bón vôi quanh bờ ao và trong ao nhằm giảm biến động pH, ổn
định chất lượng nước.
+ Kiểm tra chất lượng nước thường xuyên trong ao nuôi.
+ Cấp nước vào ao lúc đỉnh triều.
+ Tăng cường bổ sung Vitamin C và khoáng vi lượng.
+ Kiểm tra và gia cố đê bao nhằm đảm bảo an toàn cho ao nuôi thủy sản.
+ Thường xuyên theo dõi thời tiết, nhất là những ngày thời tiết mưa, bão. Điều chỉnh giảm lượng thức ăn, tránh dư thừa, làm tăng các yếu tố môi trường bất lợi cho đối tượng thủy sản nuôi.
Trên đây là Thông báo kết quả quan trắc môi trường nước lần 03 tháng 11 năm 2024 đến các hộ nuôi và cơ quan quản lý nhằm thực hiện tốt nuôi thủy sản trên địa bàn TP. Cần Thơ năm 2024./.
Lĩnh vực Thí nghiệm – CCTS