Kỹ thuật vận chuyển cá giống

Cho đến thời gian hiện nay, phần lớn người nuôi cá thường bắt giống để thả nuôi nhằm rút ngắn thời gian nuôi trung bình từ 1,5 tháng đến 2 tháng nuôi thậm chí hơn tùy vào từng loại giống nuôi. Bên cạnh đó cũng có hộ chọn cách bắt cá lỡ về nuôi phụ thuộc vào mục đích, kế hoạch của người nuôi. Tuy nhiên dù chọn cách nào thì cách vận chuyển cá ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thành bại cho kế hoạch nuôi. Có hai hình thức vận chuyển, đó là vận chuyển hở và vận chuyển kín.

1. Thông tin tổng quan
– Vận chuyển hở thường dùng là thùng tôn hoặc sọt lót Nilon đèo trên xe đạp, dựa vào sự hoà tan ô xy từ không khí vào nước để cá hô hấp.

– Vận chuyển kín là dùng túi Polyetylen (PE) hoặc can nhựa có bơm ô xy với áp xuất thích hợp.

– Mục đích của kỹ thuật vận chuyển là nhằm đạt được tỷ lệ cá sống cao, khoẻ mạnh, an toàn trên suốt chặng đường.

– Tỷ lệ sống của cá phụ thuộc và các yếu tố nhiệt độ, lượng ô xy hoà tan trong nước, chất nước trong túi cá,…

– Muốn đảm bảo chất lượng cá phải thực hiện các biện pháp: Tạo cho cá sức chịu đựng tốt trong khi vận chuyển, giảm nhiệt độ nước, hạn chế sự phân giải các khí độc trong nước… do phân và nước cá sinh ra trong túi cá.

2. Luỵên cá trước khi vận chyển: gồm hai bước .
– Bước 1: trước khi vận chyển cần luyện cho cá giẻo con, tập cho cá có khả năng chịu đựng trên đường vận chuyển.

– Kinh nghiệm của nhân dân sản xuất cá giống là trước khi vận chuyển 4 – 5 ngày, sấng sớm nào cũng lội xuống ao dùng vồ cào khua đục nước và vỗ sóng cho cá chạy. Nếu ao rộng thì dùng trâu kéo theo một cành cây, lội nhiều vòng quanh ao. Té hớt sạch rêu rác trên mặt ao và ngừng cho cá ăn 1 – 2 ngày trước khi vận chuyển.

– Cũng có thể dùng lưới luyệc cá bằng cách kéo lưới nhẹ nhàng, dồn cá vào lưới khoảng 15 – 20 phút sau lại buông ra. Yêu cầu phải làm chậm, nhẹ nhàng không làm cá hoảng hốt, cọ sát vào lưới. Phương pháp này cũng làm vào buổi sáng mát trời và 4 – 5 giờ chiều. Ngày luyện 2 lần và làm liên tục trong 3 ngày.

– Bước 2: Nhốt cá với mật độ dày trong một đêm (khoảng 10 – 12 giờ). Dùng giai chứa bằngni lon có diện tích từ 2 m2 trở lên, cắm ở nơi có nước sạch, và có độ sau 1,0 – 1,5m, thành giai phải cao hơn mức nước 50 cm.

– Có thể nhốt với mật độ: Cỡ cá 2,5 – 4 cm, nhốt 1,5 – 2 vạn con/m3; cỡ cá 5 – 12 cm, nhốt 1.500 – 2.000 con/m3, cỡ cá 25 cm, nhốt 20-30 con/ m3.

– Cũng có thể nhốt cá trong bể đất, bể xi măng hình tròn hoặc hình vuông có mức nước sâu 0,4 – 0,5 m, tạo dòng nước nhẹ chảy thường xuyên, với nguồn nước sạch ( nếu không tạo được dòng nước lưu thông thì nhốt mật độ thưa hơn.

– Nếu là bể đất đào chìm thì dưới đáy và thành bể phải đầm nện thật kỹ và lót ni lon chống thấm.

3. Kỹ thuật vận chuyển
– Dưới đây là một số phương pháp vận chuyển bằng thùng tôn, sọt lót nilon, đèo bằng xe đạp, xe máy và bằng túi nilon hoặc can nhựa đi đường dài.

– Vận chuyển bằng thùng, sọt:
+ Mật độ vận chuyển tuỳ thuốc vào thời tiết, cỡ cá và quãng đường dài mà điều chỉnh. Cá bột 4 – 5 vạn con/ thùng; cá 4g/con 0,5 – 1 kg/thùng; cá 10 – 15 g/con 1,0 – 1,5 kg/thùng.
+ Sau khi vận chuyển được 3 – 4 giờ thì phải thay nước. Bằng cách này tỷ lệ cá sống đạt 70 – 80%.

– Vận chuyển bằng túi Nilon:
+ Túi có dạng hình ống, chiều dài khoảng 1,2 m, rộng 60 cm. Một đầu buốc cố định bằng dây cao su; đầu kia có lắp ống cao su để bơm ô xy, chỗ buộc túi và ống cao su có lắp thêm một ống trúc để khi buộc túi, ống cao su không bị tắc.
+ Đóng túi: Cho nước sạch vào túi. Nếu vận chuyển dưới 8 giờ, lượng nước chiếm 4/5 túi. Vận chuyển trên 8 giờ, lượng nước chiếm 2/3 túi, dùng tay vuốt hết không khí trong túi ra, sau đó sục ô xy vào nước 15 – 20 giây rồi cho cá vào túi. Bơm tiếp ô xy đến căng túi rồi buộc lại, áp lực thích hợp trong túi vận chuyển là sau khi bbơm căng, dùng tay ấn nhẹ thấy có đàn hồi là tốt. Túi nilon được để trong hộp dấy hoặc bao dứa.
+ Sau khi bơm ô xy dùng tay vỗ nhẹ trên túi thấy cá có phản ứng rõ rệt là chứng tỏ cá khoẻ.
+ Khi đến nơi tiếp nhận, trước khi thả cá ra ao, túi phải ngâm xuống nước khoảng 15 phút đẻ làm cân bằng nhiệt độ giữa túi chứa cá và nước bên ngoài, sau đó mới từ từ cho cá ra ao.

4. Vận chuyển bằng can nhựa, thùng nhựa
– Tuỳ theo số lượng cá vận chuyển, có thể dùng can nhựa cỡ 10 – 20 lít hoặc lớn hơn để vận chuyển chủ yếu là cá bột. chọn can nhựa màu trắng, dày đều. Nắp can (hoặc thùng) có 2 lỗ. Lỗ 1 lắp ống dẫn ô xy dài gầ sát đáy. Lỗ 2 lắp ống dẫn nhô lên khỏi nắp can 10 cm để đẩy ô xy và túi trong can ra.

– Sau khi bơm ô xy xong, dùng ống nhựa nối 2 đầu ống với nhau, áp lực trong can không vượt quá 0,5 kg/cm2. tuỳ theo nhiệt độ nước, thời tiết mà quyết định mật độ cá vận chuyển như sau: Cá bột 3.000 – 4.000 con/lít.

Kỹ thuật vận chuyển cá giống, Nguồn: Sưu tầm và Tổng hợp.

LÂM PHÚC NHÂN

Tổng Ban Biên Tập

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *