Một số bệnh thường gặp trên cá Thát Lát

1. Bệnh xuất huyết, đỏ lườn
– Dấu hiệu bệnh lý: Cá thát lát bệnh có dấu hiệu xuất huyết ở vây, gan, thận và tỳ tạng. Cấu trúc mô mang, gan, thận và tỳ tạng có biến đổi chủ yếu gồm xung huyết, xuất huyết và hoại tử. Cấu trúc mô da cơ thì không có sự thay đổi. Cá thường bị bệnh xuất huyết trong 2 tháng đầu của vụ nuôi.

– Nguyên nhân: do vi khuẩn Aeromonas hydrophila chủng H1F39 và D2F71. Độc lực LD50 của 2 chủng vi khuẩn khá cao, chủng vi khuẩn H1F39 có giá trị LD50 là: 4,06 x 103 CFU/ml và D2F71 với LD50 là 1,26 x 104 CFU/mL.

ca that lat bi xuat huyet

– Phòng và trị bệnh: Điều trị bệnh nhiễm khuẩn bằng cách trộn một trong các loại kháng sinh: florfenicol, flumequine, doxycycline, cefotaxime, trimethoprim+sulfamethoxazol,… với liều lượng 1g/kg thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày. Sau đó bổ sung Vitamin C và men tiêu hóa với liều lượng 3g/kg thức ăn trong 3 ngày để tăng sức đề kháng bệnh cho cá. Tuy nhiên, khi điều trị bệnh khi khuẩn cho cá cần lưu ý vi khuẩn Aeromonas hydrophyla trên cá thát lát đã kháng với một số dòng vi khuẩn ampicillin, cefazolin và colistin, streptomycin (Trần Thị Mỹ Hân, 2013). Kết hợp với xử lý môi trường nước bằng muối hoặc hóa chất sát khuẩn như BKC 80% với liều lượng 1lit/2.000 m3, hoặc dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cho cá, liều dùng 4g/m3. Xử lý vôi và muối khi trời mưa bão để ổn định môi trường. Bệnh xuất huyết được phòng bệnh bằng cách sử dụng thảo dược chiết xuất từ lá diệp hạ châu hoặc cây cỏ mực trộn vào thức ăn cho cá ăn định kỳ hàng tuần để nâng cao tỷ lệ sống và tăng sức đề kháng cho cá (Phạm Minh Khá, 2013).

2. Bệnh đốm đỏ, trương bụng
– Nguyên nhân: bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda gây ra.

– Dấu hiệu bệnh lý: cá bị đốm đỏ trên thân, xuất huyết ở vây, vòm miệng và mắt, cá có dấu hiệu trương bụng, khoan bụng chứ đầy dịch vàng và tỳ tạng bị tổn thương.

that lat bi dom doA: Cá xuất huyết vây và vòm miệng
B: Hoại tử và xuất huyết da
C: Đốm đỏ trên thân và mắt
D: Dịch vàng ở bụng và xuất huyết tỳ tạng

– Phòng và trị bệnh: trị bệnh bằng một trong các loại kháng sinh: amoxicillin kết hợp với clavulanic acid, flofenicol, cefotaxime, doxycylline, cephalexin, cefazolin. Tuy nhiên, bệnh vi khuẩn Edwardsiella tarda trên cá thát lát kháng với một số kháng sinh trimethoprim+sulfamethoxazol, norflox, oxytetracylin, ampicilin, rifarmpicin và navobiocin (Trần Minh Thuật, 2013).

3. Bệnh lở loét
– Dấu hiệu bệnh lý: cá bị xuất huyết, lở loét và các vết loét lan rộng toàn thân. Mang, hậu môn bị xuất huyết và viêm nặng. Bụng chứa nhiều dịch nhờn. Khi các vết loét ăn vào tới xương thì cá sẽ chết.

– Nguyên nhân: bệnh lở loét gây ra bởi virus Rhabdovirus. Virus thường xâm nhập qua đường ruột, mang, mắt, các vết trầy xước trên cơ thể cá.

– Phòng và trị bệnh: đối với bệnh này thì không có thuốc đặc trị, phòng bệnh là chính. Định kỳ 2 tuần xử lý nước ao nuôi bằng các loại hóa chất diệt khuẩn như: tạt vôi liều lượng: 2 kg/100 m3, tắm cho cá bằng muối ăn 1% trong 30 phút, hoặc tắm bằng thuốc tím KMnO4 (liều lượng 10 g/m3) từ lô đến 30 phút. Khi cá có dấu hiệu bệnh lý, trộn các loại kháng sinh amoxicillin, doxycylline, cephalexin vào thức ăn hàng ngày của cá, thực hiện liên tục trong 5 ngày. Định kỳ bổ sung vitamin C và Premix khoáng vào thức ăn nhằm giúp cá tăng cường sức đề kháng bệnh.

4. Bệnh nấm
– Bệnh nấm thủy mi: da cá xuất hiện vùng trắng xám có những sợi nhỏ mềm, sợi nấm phát triển mạnh đan chéo nhau thành từng búi như bông.

– Trị bệnh nấm trên cá bằng cách tắm Formol (20ppm ngâm sau 24 giờ), antizol (30ppm ngâm sau 1 giờ), bằng Xanh Methylen.

5. Bệnh ký sinh trùng
a) Ngoại ký sinh: bệnh trùng bánh xe, bệnh trùng quả dưa. Dấu hiệu bệnh lý: thân cá có nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục có thể nhìn thấy bằng mắt thường cá nổi lên mặt nước lờ đờ. Diệt ngoại ký sinh bằng cách tắm cho cá trong nước muối 1% hoặc phun trực tiếp CuSO4 nồng độ 0,5 – 0,7ppm xuống ao. Ngoài ra, dùng có thể dùng Formol nồng độ 25 – 30ml/mtắm cá để diệt ngoại ký sinh.

b) Nội ký sinh: Các loại sán lá đơn chủ 16 móc, sán lá 18 móc, giun tròn, … Xử lý bệnh nội ký sinh cho cá bằng cách định kỳ sổ nội ký sinh bằng Praziquantel, Vimax, Ivermectin, trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 3 ngày định kỳ 1 lần/tháng.

Một số bệnh thường gặp trên cá Thát Lát, Phòng NTTS – Chi cục Thủy sản Cần Thơ.

LÂM PHÚC NHÂN

Tổng Ban Biên Tập

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *