Quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021

        Căn cứ Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 29 tháng 1 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025;

         Căn cứ Quyết định số 199/KH-UBND, ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025;

        Căn cứ Công văn số 7262/BNN-TCTS  ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Tổng cục Thủy sản về việc chỉ đạo, xây dựng và phê duyệt kinh phí quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản;

        Căn cứ Công văn số 994/UBND-KT ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025;

        Căn cứ Kế hoạch 670/KH-CCTS ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Chi cục thủy sản thành phố Cần Thơ về Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021.

Chi cục Thủy sản đã thực hiện Kế hoạch quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021. Đơn vị đã triển khai Kế hoạch từ 1/2021 với nội dung như sau:

  1. Quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản

        a. Địa điểm quan trắc:

        – Đối với nguồn nước cấp: quan trắc 05 khu vực sông tại 04 vùng nuôi thâm canh tập trung: Vĩnh Thạnh (kênh Cái Sắn-Vĩnh Trinh), Thốt Nốt (sông Hậu – Lưu vực Cồn Tân Lộc), Ô Môn (sông Hậu – Phường Thới Long, Phường Thới An); Cờ Đỏ (Thới Hưng);

          – Đối với khu vực ao nuôi: quan trắc các ao giám sát thuộc 04 vùng nuôi cá tra thâm canh tập trung: Khu vực Ô Môn, Khu vực Thốt Nốt, Khu vực Vĩnh Thạnh và ao nuôi giống cá tra Khu vực Cờ Đỏ.

        b. Thông số thu mẫu:

        – Thời gian thu mẫu cố định: Mẫu được thu cố định vào 02 thời điểm: Buổi sáng và chiều.

        c. Tần suất thu mẫu:

        – Các chỉ tiêu: nhiệt độ, oxy, pH được đo định kỳ vào thứ  2, 4, 6 tại các điểm quan trắc.

       – Các chỉ tiêu: Kiềm, NO2, NH4+, PO43-, S2-, TSS, COD, OSS, vi khuẩn tổng Aeromonas spp. được phân tích tại phòng thí nghiệm với tần suất 2 lần/tháng (thu mẫu từ 01/2021 đến 10/2021), tăng cường lên tần suất 4 lần/tháng (thu mẫu từ 11/2021 đến 12/2021).

        – Các kim loại nặng và hóa chất độc hại: Cd, Pb, Hg và hóa chất bảo vệ thực vật: nhóm cúc và carbamate với 3 đợt thu mẫu (vào tháng 11,12)

        d. Kết quả quan trắc 2021

* Thủy vực sông

Bảng 1: Kết quả các chỉ tiêu quan trắc môi trường nước sông

STT

Chỉ tiêu

Giá trị

Tiêu chuẩn (mg/l)

Kết quả (mg/l)

Sông Hậu-Thốt Nốt

Sông Cái Sắn-Vĩnh Trinh

Sông Hậu – Thới An

Sông Hậu – Thới Long

Kênh KH6 – Thới Hưng

1

Oxy

Trung bình

≥ 2 (QC02)

3,6

3,6

3,3

3,2

2,1

Min-Max

3,4-3,8

3,3-3,8

3,0-3,8

2,9-3,7

1,8-2,5

2

pH

Trung bình:

7 – 9 (QC02)

6,9

7,0

7,4

7,4

7,3

Min-Max

6,9

6,9-7

7,3-7,5

7,4-7,5

7,3-7,4

3

NH4+

Trung bình

≤ 0,3 (QC02)

0,20

0,24

0,22

0,21

0,26

Min-Max

0,49-0,55

0,044-0,61

0,026-0,66

0,027-0,53

0,077-0,6

4

NO2

Trung bình

≤ 0,05 (QC08)

0,08

0,09

0,09

0,08

0,09

Min-Max

0,03-0,18

0,03-0,18

0,03-0,3

0,03-0,26

0,05-0,18

5

S2-

Trung bình

≤ 0,05 (QC02)

0

0

0

0

0

Min-Max

0

0

0

0

0

6

PO43-

Trung bình

≤ 0,1 (QC08)

0,12

0,11

0,13

0,11

0,11

Min-Max

0,01-0,32

0,02-0,21

0,04-0,39

0,02-0,23

0,05-0,17

7

TSS

Trung bình

Boyd (1998)

29,09

27,38

30,18

27,02

33,25

Min-Max

18-45

9,5-56

15-45

12-46

19-52

8

COD

Trung bình

<10 (QC08)

4,59

4,34

3,91

3,69

3,32

Min-Max

1,75-7,8

1,05-8,45

0,85-7,95

0,85-7,7

1,15-8,8

9

KIỀM

Trung bình

60 – 180 (QC02)

52,38

54,91

54,71

55,28

55,75

Min-Max

36-70,5

37-73,5

37,5-77

36-75

48,5-65,5

10

Aeromonas

TB (CFU/ml)

<1000 (CFU/ml)

259

200

309

205

29

Min-Max

11-1347

0-1060

0-1276

0-1271

20-252

* Thủy vực ao

Bảng 2: Kết quả các chỉ tiêu giám sát đại diện môi trường nước ao

STT

Chỉ tiêu

Giá trị

Tiêu chuẩn (mg/l)

Kết quả (mg/l)

Ao Thốt Nốt

Ao Vĩnh Trinh

Ao Thới An

Ao Thới Long

Ao Thới Hưng

1

Oxy

Trung bình

≥ 2 (QC02)

3,6

3,5

1,7

1,7

1,6

Min-Max

3,2-3,7

3,1-3,8

1,3-2,1

1,6-2,2

1,5-2,1

2

pH

Trung bình:

7 – 9 (QC02)

7,0

6,9

7,2

7,3

7,3

Min-Max

6,9-7

6,9-7

7,1-7,2

7,3-7,4

7,1-7,5

3

NH4+

Trung bình

≤ 0,3 (QC02)

1,41

1,34

1,15

1,24

0,16

Min-Max

0,03-3,86

0,04-5,8

0,07-3,5

0,0-5,04

0,01-0,3

4

NO2

Trung bình

≤ 0,05 (QC08)

0,18

0,20

0,22

0,21

0,18

Min-Max

0,03-0,49

0,03-2,24

0,08-0,76

0,04-2,0

0,03-0,53

5

S2-

Trung bình

≤ 0,05 (QC02)

0

0

0

0

0

Min-Max

0

0

0

0

0

6

PO43-

Trung bình

≤ 0,1 (QC08)

0,35

0,43

0,34

0,42

0,18

Min-Max

0,04-1,15

0,06-1,08

0,01-1,21

0,08-1,26

0,04-0,31

7

TSS

Trung bình

Boyd (1998)

42,57

39,93

39,80

42,34

36,00

Min-Max

19,5-85,5

22,5-72,5

17,5-70

15-102,5

18-77

8

COD

Trung bình

<10 (QC08)

7,63

7,40

6,90

7,25

3,95

Min-Max

3,05-17,75

2,6-15,2

2,5-18,1

2,0-22,9

1,35-7,85

9

KIỀM

Trung bình

60 – 180 (QC02)

75,00

54,91

54,71

55,28

55,75

Min-Max

45-133,75

37-73,5

37,5-77

36-75

48,5-65,5

10

Aeromonas

TB (CFU/ml)

<1000 (CFU/ml)

116

88

157

99

267

Min-Max

0-680

0-449

0-949

0-307

49-1242

        Ghi chú:

        – QC02:  QCVN  02 – 20 : 2014/BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuậtt quốc gia về cơ sở nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1878) trong ao;

        – QC08: QCVN 08-MT:2015/BTNMT  về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột A1 sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, bảo tồn động thực vật thủy sinh;

        – Boyd: Yêu cầu về chất lượng nước đối với hệ thống nuôi cá nước ngọt (Nguồn: Boyd, 1998);

        – TSS: Tổng chất rắn lơ lửng;

        – COD Nhu cầu oxy hóa học;

  1.    Đánh giá biến động các yếu tố môi trường,

        2.1 Biến động các yếu tố môi trường năm 2021

         + Các chỉ tiêu thông thường

         – Hàm lượng oxy trung bình trong nước sông và ao tại các điểm quan trắc Thốt Nốt là 3,6 mg/l, Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) là 3,6 mg/l, Thới An 3,3 mg/l, Thới Long 3,2 mg/l và Thới Hưng 2,1 mg/l: Qua kết quả quan trắc nhìn chung chất lượng sông phù hợp Quy chuẩn QCVN 02 – 20:2014/BNNPTNT phục vụ nuôi cá Tra. Tuy nhiên, hàm lượng oxy ao tương đối thấp, thấp nhất là điểm quan trắc ao ở Thới Hưng (1,6 mg/l) do khu vực quan trắc là kênh nhỏ hạn chế về lưu lượng nước và dòng chảy. Các điểm ao Thới Long và Thới An ở mức 1,7 mg/l thấp hơn điểm quan trắc Thốt Nốt và Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) trên 3,5 mg/l, do các ao nuôi ở Thốt Nốt và Vĩnh Trinh ở gần sông lớn và kích cỡ cá nhỏ hơn so với các ao tại Thới Long và Thới An. Với các điểm có hàm lượng oxy thấp cần tăng cường trao đổi nước, bổ sung men vi sinh, quản lý thức ăn và sản phẩm thải của cá.

         – Chỉ số pH  trung bình  trong nước sông và  ao lần lượt tại các điểm thu mẫu quan trắc Thốt Nốt là 6,9 và 7; Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) là 7 và 6,9;  Thới An 7,4 và 7,2, Thới Long là 7,4 và 7,3 và Thới Hưng 7,3. Kết quả pH tại các điểm quan trắc phù hợp QCVN 02 – 20:2014/BNNPTNT, QCVN 08-MT:2015/BTNMT và Boyd (1998). Chỉ số này phù hợp nuôi trồng thủy sản.

        + Các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm

         – Hàm lượng NH4+ trong nước sông tại các khu vực quan trắc trung bình Thốt Nốt là 0,2 mg/l, Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) là 0,24 mg/l, Thới An 0,22 mg/l, Thới Long 0,21 mg/l và Thới Hưng 0,26 mg/l. Qua kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng NH4+  ở thủy vực sông phù hợp QCVN 02 – 20:2014/BNNPTNT, cột A1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT và Boyd, chỉ số này phù hợp nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các thủy vực ao tại Thốt Nốt là 1,41 mg/l , Vĩnh Trinh là 1,34 mg/l , Thới Long là 1,24 mg/l, Thới An là 1,15 mg/l đều có hàm lượng NH4+ vượt mức cho phép cuả QCVN 02 – 20:2014/BNNPTNT. Riêng ao tại Thới Hưng (0,16 mg/l) là nằm trong khoảng cho phép cuả QCVN 02 – 20:2014/BNNPTNT, Thới Hưng là vùng tập trung ương cá giống trong khi ao nuôi tại các khu vực còn lại chủ yếu là nuôi thương phẩm nên có thể giải thích hàm lượng NH4+ vượt cao hơn. Theo Boyd (1998) hàm lượng NH4+ thích hợp trong ao nuôi thủy sản là 0,2-2 mg/l, nên với kết quả trên thì hàm lượng NH4+ vẫn thích hợp để nuôi thủy sản.

        – Chỉ số NO2 trong nước sông và ao tại các khu vực Vĩnh Thạnh lần lượt 0,09 mg/l và 0,2 mg/l, Thốt Nốt 0,08 mg/l và 0,18 mg/l, Thới An 0,09 mg/l và 0,22 mg/l, Thới Long 0,08 mg/l và 0,21 mg/l, Thới Hưng 0,09 mg/l và 0,18 mg/l. Với kết quả chỉ số NO2 quan trắc trong nước sông nằm trong khoảng cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Tuy nhiên, chỉ số NO2 trong ao vượt mức QCVN 08-MT:2015/BTNMT, theo nghiên cứu mới đây của trường Đại học Cần Thơ thì mật độ nuôi cá tra hiện nay và điểm nước lũ rút kèm theo vật chất hữu cơ trên cạn và nội đồng bị cuốn trôi xuống sông làm tăng hàm lượng chất hữu cơ là nguyên nhân làm tăng hàm lượng NO2 trong ao. Tuy nhiên, chỉ số này phù hợp với nuôi trồng thủy sản theo Boyd (1998) là 0,3 mg/l, để hạn chế ảnh hưởng của NO2 người nuôi cần định kỳ bổ sung muối ăn (NaCl) vào ao nuôi.

        – Kết quả quan trắc không phát hiện chỉ tiêu S2- trong thủy vực các điểm quan trắc.

         – Chỉ số PO43- trong nước sông Thốt Nốt là 0,12 mg/l, Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh), Thới Long và Thới Hưng là 0,11 mg/l, Thới An 0,13 mg/l. Chỉ số PO43- trong nước ao nhìn chung cao hơn sông cụ thể ao Thốt Nốt là 0,35 mg/l, Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) 0,43 mg/l , Thới Long 0,42 mg/l và Thới Hưng là 0,18 mg/l, Thới An 0,34 mg/l là 0,04-1,26 mg/l. Qua kết quả quan trắc cho thấy chỉ tiêu PO43-   cả ao và sông đều vượt mức qui định theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, chỉ số này phù hợp nuôi trồng thủy sản nhưng chưa phù hợp chất lượng nước mặt. Theo các nghiên cứu trước đây, nước ngoài tự nhiên hàm lượng lân hoà tan tồn tại từ 0,005-0,02 mg/l. Vì vậy, cần phải tích cực theo dõi, và tìm biện pháp xử lí để hàm lượng đúng ở ngưỡng cho phép, đảm bảo chất lượng nước để người dân an tâm nuôi trồng thủy sản.

         – Hàm lượng TSS trong nước sông dao động 9,5 – 52 mg/l, và của ao là 15-102,5 mg/l, hàm lượng trung bình cao nhất tại sông Thới Hưng (33,25 mg/l) và ao Thốt Nốt (42,57 mg/l). Qua kết quả quan trắc cho thấy chỉ tiêu TSS phù hợp bảo vệ đời sống thủy sinh theo khuyến cáo của Boyd (1998), chỉ số này phù hợp nuôi trồng thủy sản nhưng chưa phù hợp chất lượng nước mặt.

       – Chỉ số COD trong nước sông và ao tại các khu vực Vĩnh Thạnh lần lượt 4,34 mg/l và 7,4 mg/l, Thốt Nốt 4,59 mg/l và 7,63 mg/l, Thới An 3,91 mg/l và 6,9 mg/l, Thới Long 3,69 mg/l và 7,25 mg/l, Thới Hưng 3,32 mg/l và 3,95 mg/l.  Chỉ số này ở cả thủy vực sông và ao thấp nhất vào khoảng tháng 10, 11, 12. Qua kết quả quan trắc cho thấy chỉ tiêu COD phù hợp Cột A1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

        – Độ kiềm trong nước ít có tác động trực tiếp đến đời sống của các loài thủy động vật mà tác động lên các yếu tố có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp hơn cũng như ảnh hưởng đến trạng thái của ao nuôi. Độ kiềm có thể ảnh hưởng đến các yếu tố như độ pH, ảnh hưởng tới sinh trưởng của thủy vực và đặc tính của kim loại nặng nước. Qua kết quả quan trắc cho thấy chỉ tiêu kiềm sông Thốt Nốt là 52,38 mg/l, Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) 54,91 mg/l, Thới Long 55,28 mg/l và Thới Hưng là 55,75 mg/l, Thới An 54,71 mg/l mg/l, không có sự chênh lệch nhiều giữa các thủy vực sông Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Ô Môn, Cờ Đỏ. Độ kiềm ở thủy vực sông có xu hướng giảm  vào tháng 8, 9, 10 đây là thời điểm mưa nhiều, độ pH biến động khá lớn. Riêng thủy vực ao tại các địa điểm thu mẫu quan trắc, chỉ số kiềm trung bình dao động từ 54,71 mg/l (Ao Thới An) đến 75 mg/l (Ao Thốt Nốt). Các kết quả trên cho thấy chỉ số kiềm ở thủy vực sông và ao đều nằm trong thích hợp của QCVN 02-20:2014/BNNPTNT. Vào thời điểm kiềm thấp người nuôi cần tăng cường bón vôi, thay nước để hạn chế ảnh hưởng đến động vật thủy sản nuôi.

        – Chỉ tiêu vi khuẩn tổng Aeromonas spp.

        Qua Bảng 1 và 2 cho thấy mật độ vi khuẩn tổng Aeromonas spp. ở thủy  vực sông và ao tương đối thấp nhỏ hơn 103 CFU/ml , cụ thể mật độ vi khuẩn trung bình ở sông Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Thới An, Thới Long, Thới Hưng lần lượt là 259 CFU/ml, 200 CFU/ml, 309 CFU/ml, 205 CFU/ml và 29 CFU/ml. Mật độ vi khuẩn trung bình ở ao tương đối thấp hơn sông lần lượt như sau: Thốt Nốt 116 CFU/ml, Vĩnh Thạnh 88 CFU/ml, Thới An 157 CFU/ml, Thới Long 99 CFU/ml, Thới Hưng 267 CFU/ml. Với mật độ vi khuẩn thấp trong các thủy vực thì khả năng gây bệnh thấp cho động vật thủy sản, tuy nhiên người nuôi cũng cần xử lý nước ao định kỳ (men vi sinh, vôi, muối, thuốc tím…) nhằm hạn chế việc tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn làm tăng mật độ gây bệnh.

        –  Kết quả quan trắc chỉ tiêu kim loại nặng và hóa chất độc hại (Cd, Pb, Hg) và hóa chất bảo vệ thực vật (nhóm cúc và carbamate) không phát hiện vượt mức cho phép QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

 2.1 Biến động các yếu tố môi trường năm 2021

Hình1: Đồ thị tần suất vượt ngưỡng năm 2021

– Các chỉ tiêu Oxy, pH, TSS, COD, H2S 100% đều trong ngưỡng cho phép, phù hợp cho việc nuôi trồng thủy sản,

– Tỉ lệ vượt ngưỡng của NO2 khá cao ở tất cả các thủy vực sông Thốt Nốt, Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh), Thới An, Thới Long đều trên 70%, riêng thủy vực Thới Hưng chỉ ở mức 25%. Tỉ lệ vượt ngưỡng của NH4 xảy ra ở tất cả các thủy vực sông Thốt Nốt, Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh), Thới An, Thới Long và Thới Hưng dao động 7-28%. Điều này chứng tỏ chất lượng nước đang giảm dần.

– Hàm lượng PO43- có tần suất vượt ngưỡng khá dần, số lần vượt ngưỡng ở các thủy vực Thốt Nốt, Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh), Thới An, Thới Long 46-64%, thấp nhất là Thới Hưng 14%.

– Hàm lượng kiềm đang xu hướng thấp, tần suất hàm lượng kiềm <60mg/l chiếm 64-92% ở tất cả các thủy vực, độ kiềm thấp làm độ pH biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá khi có sự thay đổi đột ngột, cá có thể bị stress hay bị chết, độ kiềm thích hợp để nuôi cá tra dao động 40-90 mg/l. Điều này chứng tỏ chất lượng nước ngày càng dễ biến động. Từ tháng 1 đến tháng 10, hàm lượng kiềm tương đối phù hợp. Tuy nhiên, những tháng cuối năm (Tháng 11 và 12), hàm lượng kiềm tương đối thấp. Vì vậy, các hộ nuôi cần tăng cường bón vôi nhằm tăng độ kiềm, ổn đinh pH, nâng cao chất lượng nước

Qua kết quả cho thấy, chất lượng nước phù hợp nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên ô nhiễm nitơ khá cao và môi trường càng dễ biến động.

  1. Chế độ thông tin cảnh báo, khuyến cáo, báo cáo

– Dựa trên kết quả phân tích các chỉ tiêu cán bộ chuyên trách môi trường tổng hợp phân tích, nhận định, đánh giá, đưa giải pháp cảnh báo. Kết quả quan trắc môi trường năm 2021 đã ra 28 bản  tin và 3000 tờ kết quả đến người nuôi thủy sản, gửi bản kết quả đến Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp, Trạm Thủy sản ở các quận, huyện có quan trắc trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

– Định kì 2 lần/tháng (tháng 01- 10/2021) và 4 lần/tháng (tháng 11-12/2021 báo cáo kết quả quan trắc cho Vụ nuôi trồng thủy sản.

– Công bố kết quả quan trắc trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục thủy sản thành phố Cần Thơ.

– Định kỳ 2 lần/tháng gửi bản tin quan trắc đến địa phương và Đài phát thanh các Quận/huyện trên địa bàn để chủ động phòng tránh khi có biến động môi trường.

– Năm 2021, Chi cục Thủy sản gửi kết quả quan trắc đến người nuôi bằng hình thức tin nhắn SMS với khoảng 3332 tin đã cung cấp kịp thời cho hộ nuôi thông tin để có biện pháp hợp lý trong quản lý chất lượng nước ao nuôi hiệu quả.

  1. Thuận lợi và khó khăn

        * Thuận lợi:

        – Được sự quan tâm của UBND TP. Cần Thơ, Sở Nông nghiệp và PTNT TP.Cần Thơ tạo điều kiện cấp nguồn kinh phí cho hoạt động quan trắc được thực hiện đáp ứng được yêu cầu sản xuất và hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản của địa phương.

        – Chi cục Thủy sản Cần Thơ được đầu tư trang bị các thiết bị phù hợp và đạt yêu cầu kỹ thuật phân tích chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản nên góp phần thực hiện công tác quan trắc kịp thời và chính xác.

– Được sự phối hợp của Trung tâm khí tượng thủy văn Nam Bộ cung cấp bản tin thời tiết; Viện nuôi trồng Thủy sản II, Trung tâm Khảo nghiệm – Kiểm nghiệm – Kiểm định cung cấp về việc phân tích mật số vi khuẩn trên các điểm quan trắc đã góp phần nâng cao chất lượng bản tin quan trắc môi trường nuôi thủy sản.

        * Khó khăn:

        – Cần Thơ có 05 vùng nuôi cá Tra tập trung ở 04 Quận, Huyện khác nhau, với chiều dài sông hơn 60 km cung cấp nước phục vụ nuôi cá Tra xuất khẩu (sông Hậu và Kênh Cái Sắn, Kênh KH6). Việc phân bổ nguồn kinh phí vào cuối năm nên kinh phí quan trắc năm 2021 chỉ triển khai được 02/12 tháng (so với Kế hoạch 670/KH-CCTS) tuy nhiên việc cảnh báo chất lượng nước vẫn đầy đủ, chính xác và kịp thời.

        – Ngoài ra, Chi cục Thủy sản Cần Thơ chưa có thiết bị quan trắc phân tích tự động nên kết quả đến người dân tương đối chưa kịp thời.

  1.   Đề xuất

        – Đề nghị phê duyệt kinh phí căn cứ theo kế hoạch quan trắc 2022 là 1.112.000.000 đồng.

        – Nâng cấp thiết bị Phòng thí nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, nâng tầm phòng thí nghiệm đạt các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 17025-2017.

        – Trang bị dần các trạm quan trắc tự động tại các vùng nuôi tập trung.

        Trên đây là báo cáo nhiệm vụ quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021./.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *