SỬ DỤNG NGUỒN LƯƠN GIỐNG TỰ NHIÊN VÀ TRIỂN VỌNG MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN TRONG GIAI LƯỚI

        Những năm gần đây nghề nuôi lươn đang được phát triển mạnh mẽ với nhiều mô hình nuôi khác nhau mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần đa dạng giống loài, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ người dân từ thành thị tới nông thôn.Do có khả năng nuôi mật độ cao, điều này tạo ra thêm nguồn thu nhập cho nhiều bà con.Tuy nhiêntrong năm gần đây có những thời điểm sản xuất cung vượt cầu dẫn đến giá bán thấp dẫn đến thu nhập người dân giảm.Vấn đề đặt ra là giảm chi phí sản xuất,nâng cao giá trị gia tăng là một trong nhữngmục tiêu trong thời gian tới

Mô hình nuôi lươn 02 giai đoạn: nuôi trên bể sau đó chuyển đến nuôi trong giai lưới của chú Nguyễn Văn Học Học tại khu vực Hoà Thạnh A, Thới Hoà, Ô Môn, TPCT

       Năm 2021, sự biến động về kinh tế và dịch Covid – 19 nên sản xuất trong nước nói chung và sản xuất nuôi trồng thuỷ sản nói riêng gặp rất nhiều khó khăndẫn đếngiá lươn nuôi thương phẩm dao động quanh mức 100.000-110.000đ/kg.Nhận thấy đây là đối tượng tiềm năng có giá trị xuất khẩu, tuy nhiên cần có thêm nhiều hướng đi mới, mô hình nuôi mới nhằm đa dạng hình thức nuôi, tiết kiệm chi phí nâng cao giá trị của sản phẩm.

       Cuối tháng 10 năm 2021,ông Nguyễn Văn Học (quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) thu bắttừ tự nhiên 3.000 con lươn giống, ban đầu lươn giống được bắt về là mẫu 100 con/kg, lươn được nuôi chung bể, bể nuôi có diện tích 6m2, trong lòng bể được lót bạt đảm bảo trơn, nhẵn, hạn chế lươn bị xây sát, có ống thoát nước, bơm nước và các chùm dây nilon làm nơi cho lươn trú ẩn.

        Sau một tháng nuôi lươn đạt kích thước 60 con/kg, lúc này ông Học chuyển lươn sang nuôi trong giai lưới đặt trong ao, kích thước giai lưới 2×3 m, giai có đường kích mắc lưới 3mm, bên trong có treo giá thể dây nilon cho lươn có chổ trú ẩn.

       Tháng 3 năm 2022, sau 05 tháng nuôi, lươn đạt trọng lượng 20 con/kg,ông Học phấn khởi cho biết: Cơ duyên đến với nghề nuôi lươn theo mô hình này là do trong quá trình đi bắt cá tự nhiên, đến khoảng tháng 5- 7âm lịch thì lươn tự nhiên sinh sản rất nhiều nên tận dụng nguồn lợi con giống tự nhiên nhằm tiết kiệm chi phí về giống.Nhận thấy do giá lươn giống hiện nay giá thành tương đối cao trong khi lươn tự nhiên thu hoạch sẵn có nên tận dụng nguồn lợi này làm kinh tế phụ gia đình, theo ông Học mô hình này ngoài tiết kiệm về chi phí giống cho bà con ở vùng quê nông thôn thì còn tiết kiệm về chi phí điện, nước, công chăm sóc rất nhiều do nuôi trực tiếp trong giai đặt trong ao hoặc mương vườn nhưng tốc độ phát triển của lươn tương đương với nuôi theo các hình thức khác.

        Tuy nhiên, ông Học cũng cung cấpthêm thông tin: Cái khó nhất của mô hình này là con giống bắt từ tự nhiên về phải qua giai đoạn thuần thức ăn công nghiệp, giai đoạn này lươn sẽ chậm lớn do tập tính hoang dã vẫn còn nên lúc này cho ăn trùn quế giá thành khoảng 50.000đ/kg sau khoảng 10 ngày trộn trùn và thức ăn tỷ lệ 1:1, sau đó khoảng 10 ngày thì chuyển sang cho ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Một điều quan trọng nữa là nguồn gốc con giống, nếu con giống thu tự nhiên, không dùng điện hoặc hóa chất mà thu bắt thủ công thì khi thuần dưỡng tỉ lệ sống cao, giữ được số lượng con giống.

         Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, ông Học dự tính đến khoảng tháng 8/2022 thì đợt lươn đầu tiên từ nguồn lươn giống tự nhiên nuôi trong giai lưới sẽ xuất bán.

       Mô hình nuôi lươn trong giai của ông Nguyễn Văn Học, bước đầu cho thấy tín hiệu khả quan trong việc tận dụng nguồn giống thiên nhiên và qua đó mở ra một hướng sản xuất mới tiết kiệm chi phí điện, nước, nhân công cho những bà con nuôi lươn công nghiệp. Vì vậy, mô hình cần được đánh giá và nhân rộng nhằm góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân và thúc đẩyđa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, phát triển nuôi thủy sản bền vững

                   Nguyễn Thị Thúy Anh – Liên trạm Thủy sản Ô Môn – Thới Lai – Cờ Đỏ

 

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *