Tác dụng của men vi sinh trong nuôi tôm thâm canh

“Men vi sinh (hay chế phẩm sinh học) là tập hợp những dòng vi sinh vật sống mang lại lợi ích cho tôm thông qua sự cải thiện cân bằng môi trường bên trong và bên ngoài con tôm”. Tuy nhiên, trong nuôi tôm hiện nay, định nghĩa khoa học về Quy trình probiotic-Men vi sinh của Merrifield và cộng sự (2010) đã đưa ra là: Chế phẩm sinh học (gồm những dòng vi sinh vật có lợi qua chọn lựa) được bổ sung vào khẩu phần ăn hoặc vào môi trường nước nhằm mục đích tăng sức đề kháng bệnh của tôm, cải thiện năng suất vụ nuôi, gia tăng giá trị sử dụng hiệu quả thức ăn, giúp tôm chống stress, tăng cường sức khỏe, tăng cường chất lượng thịt và giảm bệnh dịch cho tôm”.

– Trước đây, người nuôi tôm thường sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh trị bệnh cho tôm do tác dụng điều trị của chúng rất mạnh với thời gian ngắn cho nên tôm có thể khỏi bệnh và phục hồi ăn nhanh chóng. Nhưng gần đây việc sử dụng chúng để điều trị bệnh cho tôm thường không đạt hiệu quả cao, do một trong số các nguyên nhân sau: lạm dụng trong điều trị hoặc sử dụng nhiều lần với liều lượng thấp gây ra lờn thuốc đối với vi khuẩn gây bệnh, hoặc do sử dụng không đúng cách hình thành một số gen kháng thuốc tồn tại trong vi khuẩn gây bệnh.

– Gần đây, xuất hiện một số mô hình nuôi tôm sạch sử dụng men vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh đem lại hiệu quả cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản. Tuy nhiên, chế phẩm sinh học-men vi sinh không có tác dụng trong điều trị bệnh nhưng giúp cải thiện chất lượng nguồn nước ao nuôi, trộn vào thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa cho tôm.

– Khi đưa men vi sinh vào môi trường nước ao nuôi, chúng ta cần phải kích hoạt và làm tăng sinh khối các vi khuẩn có lợi để chúng hoạt động và tăng mật độ. Sự tăng sinh sẽ tạo ra một số lượng lớn vi khuẩn hoạt động trong môi trường ao nuôi và đem đến một số lợi ích như:
+ Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, hấp thu xác tảo chết và làm giảm lớp bùn ở đáy ao.
+ Giảm các độc tố trong môi trường nước do các chất khí: NH3, H2S, … phát sinh, do đó giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm phát triển tốt.
+ Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm.
+ Ức chế sự hoạt động và phát triển của các vi khuẩn có hại do quá trình tăng sinh làm cho số lượng vi khuẩn có lợi tăng lên lấn át và kìm hảm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, do đó hạn chế mầm bệnh phát triển. Cần bổ sung men vi sinh định kỳ vào ao nuôi nhằm đảm bảo vi khuẩn có lợi tồn tại trong ao với số lượng lớn và để phòng bệnh cho tôm.
+ Ổn định pH của nước, ổn định màu nước do men vi sinh hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước hạn chế tảo phát triển nhiều, giảm chi phí xử lý nước trong quá trình nuôi, tăng oxy hòa tan trong nước giúp động vật thủy sản khỏe mạnh và phát triển.

– Khi trộn men vi sinh (men vi sinh, men tiêu hóa) vào thức ăn cho tôm ăn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp tôm hấp thu tốt thức ăn, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số tiêu hao thức ăn), thúc đẩy tăng trưởng.

Tác dụng của men vi sinh trong nuôi tôm thâm canh, Nguồn: Tạp chí thủy sản (Thuysanvietnam.com.vn).

LÂM PHÚC NHÂN

Tổng Ban Biên Tập

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *