<![CDATA[]]>
         Để tăng cường kiểm soát môi trường và chất lượng nước mặt phục vụ việc nuôi trồng thủy sản nói chung và các đối tượng nuôi lồng bè nói riêng, ngày 17 và ngày 25 tháng 5 năm 2022, Bộ phận chuyên môn cùng với 02 Liên trạm Thủy sản thuộc Chi cục Thủy sản TP. Cần Thơ tổ chức Kiểm tra, đánh giá về chất lượng nước mặt và thu mẫu quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi lồng bè tập trung tại các điểm thuộc lưu vực sông Hậu từ phường Thới An đến phường Tân Lộc. Bên cạnh đó, thực hiện thu thập thông tin từ các hộ nuôi lồng, bè trên địa bàn để làm cơ sở đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước cũng như hoạt động nuôi thủy sản trong thời gian gần đây

             Kiểm tra các chỉ tiêu pH, nhiệt độ, oxy trong bè

        Qua khảo sát, kết quả phân tích các yếu tố môi trường chỉ tiêu pH, nhiệt độ, oxy… tại thời điểm kiểm tra, chỉ tiêu pH, nhiệt độ, oxy hòa tan nằm trong giới hạn cho phép. Đồng thời, thực hiện thu mẫu quan trắc tăng cường. Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm vẫn trong phạm vi khuyến cáo. Theo thông tin từ các hộ nuôi lồng bè cho biết, từ đầu tháng 3 năm 2022 thời điểm mùa khô, tình trạng cá chết và hao hụt  sản lượng vào những thời điểm triều kiệt.

          Đặc biệt nhằm bảo vệ sản xuất thủy sản nuôi lồng, bè, đề phòng thiệt hại do môi trường nước ô nhiễm cục bộ, Chi cục Thủy sản kịp thời thông báo  đến các cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên địa bàn “Về việc chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên sông Hậu thuộc địa bàn quận Thốt Nốt TP. Cần Thơ” với các nội dung khuyến cáo như sau:

          – Về công tác chăm sóc quản lý

          + Căn cứ vào thể tích của lồng, bè để tính mật độ nuôi phù hợp tránh nuôi mật độ quá dày;

          + Thường xuyên quan sát kiểm tra tình trạng sức khỏe đối tượng nuôi, để kịp thời phát hiện sớm hiện tượng cá bị bệnh;

          + Đảm bảo cung cấp thức ăn vừa đủ tránh dư thừa nhất là các loại thức ăn tự chế biến tích tụ dễ gây ô nhiễm cục bộ; 

           + Thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm. đảm bảo an toàn khi mưa, bão đến;

          + Trang bị đầy đủ công cụ, thiết bị, máy móc, sản phẩm  xử lý môi trường hỗ trợ kịp thời cho thủy sản nuôi khi có tình huống xấu xảy ra;

          + Bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng; vệ sinh lồng bè thông thoáng; khi cần thiết, di chuyển lồng bè vào đến vực an toàn, có dòng chảy phù hợp;

          – Công tác dự báo, phòng ngừa:

          + Hiện nay khả năng lưu lượng nước từ thượng nguồn sẽ đổ về, lồng bè nuôi thủy sản neo đậu với mật độ dày, gây cản trở dòng chảy, lượng thức ăn cung cấp cho các đối tượng thủy sản nuôi rất lớn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước cục bộ, gây nhiều bất lợi cho các cơ sở nuôi thủy sản trong lồng, bè trên địa bàn TP.Cần Thơ;

          + Chi cục Thủy sản thông báo kết quả quan trắc môi trường nước trên sông tại các điểm quan trắc khuyến cáo để người dân theo dõi biến động và phòng ngừa dịch bệnh, phải thường xuyên theo dõi có những biện pháp quản lý chất lượng nước phù hợp đồng thời xử lý kịp thời khi điều kiện môi trường nước biến động bất lợi;

          + Cử cán bộ bám sát địa bàn, kịp thời chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở nuôi các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt do mưa bão xảy ra để ổn định sản xuất.

Nguyễn Huỳnh Nhật Quang – Phòng Thí nghiệm, CCTS

]]>

By admin