HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Sáng ngày 23/12/2023, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) tổ chức Hội thảo Đào tạo sau Đại học năm 2023 “Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học và phát triển đào tạo quốc tế ở Trường Đại học Cần Thơ”. Hội thảo với sự tham dự của hơn 160 đại biểu: Lãnh đạo trường GS.TS. Nguyễn Thanh Phương, PGS.TS. Trần Trung Tính, PGS. TS. Nguyễn Hiếu Trung, GS.TS. Trần Ngọc Hải, Trưởng Khoa Sau đại học PGS.TS. Mai Văn Nam, đại diện lãnh đạo đơn vị đào tạo sau đại học, phụ trách ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trợ lý đào tạo sau đại học của các đơn vị, giảng viên tham gia giảng dạy sau đại học, các phòng ban có liên quan, học viên cao học, nghiên cứu sinh, cựu học viên cao học và nghiên cứu sinh.….

Hình: Hội Thảo

        Tại Hội nghị, PGS.TS. Mai Văn Nam trình bày “Thực trạng đào tạo sau đại học của Trường Đại học Cần Thơ (từ 2019 đến nay). đại diện Trường Kinh Tế trình bày “Giải pháp nâng cao tỷ lệ học viên cao học tốt nghiệp đúng hạn”. Ngoài ra đại diện Trường Nông nghiệp trình bày “Đảm bảo duy trì ngành, chất lượng tuyển sinh khối ngành Nông nghiệp”. Đồng thời, đại diện Trường Thủy sản trình bày “Hiện trạng và giải pháp đào tạo quốc tế tại Trường ĐHCT”. Thêm vào đó, đại diện Trường Công nghệ thông tin và truyền thông trình bày “Nâng cao chất lượng luận văn thạc sĩ/luận án tiến sĩ và vấn đề liêm chính học thuật”. Hơn nữa, đại diện Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm trình bày “Tăng cường chất lượng đào tạo tiến sĩ- Đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế”. Đặc biệt, có sự trình bày của nghiên cứu sinh về “Đào tạo tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại Trường ĐHCT với góc nhìn của nghiên cứu sinh.

         Trong buổi hội thảo với các đại biểu tham luận về vấn đề cấp bách như: Đào tạo sau đại học gắn kết với nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương; Đào tạo liên kết và đào tạo quốc tế; Chuẩn đầu ra ngoại ngữ của học viên cao học; Vấn đề nghiên cứu khoa học của người học sau đại học; Triển khai việc học trước 15 tính chỉ của Chương trình đào tạo, trình độ tiến sĩ cho sinh viên đại học; chuyển đổi công nhận 30 tính chỉ của Chương trình đào tạo kỹ sư chuyên sâu đặc thù; Công tác mở ngành và duy trì ngành đào tạo đáp ứng yêu cầu của Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT và dự kiến điều chỉnh 2023; Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo; xây dựng rubric (công cụ đánh giá hữu ích) cho học phần của Chương trình đào tạo; Các nội dung có liên quan đến đào tạo sau đại học.

       Kết thúc buổi hội nghị PGS.TS Trần Trung Tính nêu ra một số biện pháp để phát triển đào tạo sau đại học như: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động đào tạo sau đại học; Tăng cường quảng bá tuyển sinh đào tạo sau đại học; Đẩy mạnh cập nhật, xây dựng chương trình đào tạo sau đại học phù hợp với nhu cầu của xã hội; Củng cố công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy – học sau đại học; Phát triển môi trường đào tạo, đảm bảo các điều kiện phục vụ hoạt động đào tạo sau đại học; Cần có lộ trình khả thi cho việc nâng chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ đối với học viên cao học, cố gắng thực hiện các biện pháp để được Bộ cho phép Trường được tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đối với học viên chưa có văn bằng/chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam giống như  đầu vào./.

Bùi Thị Diễm My

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *