<![CDATA[]]>
         Việc sử dụng kháng sinh được xem là giải pháp trị bệnh vi khuẩn trên thủy sản phổ biến hiện nay, trước tình hình diễn biến bệnh ngày càng phức tạp, việc lạm dụng thuốc kháng sinh đã dẫn đến việc gia tăng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn và giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh lên vi khuẩn. Trong một số nghiên cứu gần đây cho thấy vi khuẩn Edwardsiella ictaluriAeromonas hydrophyla đa kháng và giảm tính nhạy với nhiều loại kháng sinh sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thủy sản gây ra hiện tượng tồn dư thuốc kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản gây ra các tác động xấu đến ngành thủy sản và sức khỏe người tiêu dùng. Nhận thấy được các tác động tiêu cực của việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản hiện nay, các nghiên cứu gần đây đã tiến tới việc sử dụng vaccin trong nuôi trồng thủy sản.

Hình các đại biểu tham dự hội nghị       

        Từ tình hình thực tế, nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh chủ động và hiệu quả hơn, thông qua đó giảm việc phụ thuộc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh trên cá tra nhằm đáp ứng an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm cá tra đáp ứng thị trường xuất khẩu. Trong khuôn khổ Dự án “Vaccin nhị giá cho cá tra” Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II phối hợp với Đại Học Stirling (Vương Quốc Anh) đồng chủ trì Hội thảo về vaccin trên cá diễn ra vào ngày 19/5/2023 tại Đồng Tháp. Đến dự hội thảođại diện các ban ngành thủy sản, thú y, viện , doanh nghiệp và các hộ nông dân nuôi cá trên địa bàn Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp…cùng tham dự hội thảo.

         Ngành sản xuất và việc ứng dụng công nghệ sản xuất vaccin vào trong nuôi trồng thủy sản xuất còn khá non trẻ. Dự án đã nghiên cứu thành công dòng vaccin phòng được 2 loại vi khuẩn gây bệnh trên cá tra là vi khuẩn Edwardsiella ictaluri(gây bệnh gan thận mủ) và Aeromonas hydrophyla(gây bệnh xuất huyết). Tại hội nghị các đại biểu đã được nghe Tiến sĩ Lê Hồng Phước – Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản Nam Bộ – Viện Nghiên cứu NTTS II trình bày về nguyên nhân, biểu hiện các bệnh thường gặp trên cá tra.

         Đồng thời các thành viên của dự án thuộc Đại Học Stirling trình bày về những phương pháp tiêm vaccin cho cá như: Cá phải khỏe mới tiêm vaccin. Cắt mồi (ngưng cho cá ăn) 24 giờ trước khi tiêm vaccin. Quy trình tiêm: Cá từ ao/bể ” chuyển đến bể gây mê”chuyển cá lên bàn tiêm vaccin”tiêm vaccin” cá từ bàn tiêm theo dòng nước trên bàn xuống các ao/bể nuôi ” cá tỉnh lại sau 30 giây đến 1 phút. Tiêm vào xoang bụng cá, thích hợp nhất là vị trí giữa 2 vây bụng.Cho cá ăn lại sau khi tiêm vaccin 12 – 24 giờ kết hợp với bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cá. Tỷ lệ hao hụt sau tiêm dưới 0,01%.

              * Các lợi ích của việc tiêm vaccin phòng bệnh cho cá:

          – Tỷ lệ sống tăng lên do cá đước bảo vệ trước bệnh gan thận mủ và xuất huyết;

          – Tăng lợi nhuận do cá khỏe mạnh, lớn nhanh, rút ngắn chu kỳ nuôi;

          – Cắt giảm chi phí dùng kháng sinh, hóa chất phòng trị bệnh, hạn chế nguy cơ kháng thuốc;

          – Loại bỏ nguy cơ tồn lưu kháng sinh trong cá và tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm thủy sản trong xuất khẩu cá ra thị trường quốc tế.

         Kết thúc hội nghị các đại biểu đã mạnh dạn đóng góp các ý kiến về một số điểm quan trọng của việc ứng dụng vaccin trên cá tra:

         – Cần áp dụng các công nghệ hiện đại trong phát triển vaccin thủy sản để giảm chi phí sản xuất, phù hợp giá trị kinh tế của cá tra (giảm chi phí vaccin)

          – Cần có sự phối hợp của các doanh nghiệp trong nghiên cứu vaccin thủy sản để tăng tính ứng dụng thực tiễn của loại sản phẩm này, đồng thời có các chính sách ưu tiên về giá đối với sản phẩm cá tra có tiêm vaccin.

          – Cần tổ chức các buổi Hội thảo giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân để nâng cao ý thức của nông dân đối với việc sử dụng vaccin trong nuôi trồng thủy sản.

Đoàn Anh Thư – Phòng Thí nghiệm

]]>

By admin