Dịch bệnh trên tôm năm 2014

Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đến tháng 11 năm 2014, cả nước có 48.671,35 ha nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại (chiếm 7,2% tổng số 675.830 ha nuôi tôm cả nước 10 tháng đầu năm). Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn bị thiệt hại diện tích lớn nhất.

1. Sóc Trăng
Là tỉnh có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại nhiều nhất, với 19.959,26 trong tổng diện tích 52.487,1 ha thả nuôi. Trong đó, bệnh đốm trắng với 10.933,82 ha bị bệnh; bệnh hoại tử gan tụy cấp với 874,64 ha. Nguyên nhân do thời tiết, tốc độ chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng quá nhanh, chất lượng tôm giống không thể kiểm soát.

2. Cà Mau
Là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước, với hơn 267.000 ha; tuy nhiên, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại 17.680,81 ha. Trong đó, bệnh hoại tử gan tụy cấp hơn 570 ha, bệnh đốm trắng hơn 8.602 ha… Gần 100% các cơ sở nuôi nhỏ lẻ, không có ao lắng, không xử lý ao đầm; nguồn nước trước khi thả giống hoặc xả thải nước từ ao bệnh ra môi trường không qua xử lý; không báo cáo cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương khi dịch bệnh xảy ra.

3. Bạc Liêu
Bạc Liêu giữ vị trí thứ hai khu vực ĐBSCL về sản lượng và diện tích nuôi tôm nước lợ. Diện tích tôm bị thiệt hại hơn 5.000 trong tổng số hơn 124.00 ha thả nuôi; trong đó diện tích tôm bị hoại tử gan tụy cấp hơn 1.700 ha, tôm bị đốm trắng hơn 319 ha… Tại Bạc Liêu, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số nên nhiều người nuôi chưa có ý thức phòng chống dịch bệnh, chưa chú trọng việc xử lý nguồn nước đầu vào và xả thải…

4. Trà Vinh
11 tháng đầu năm, hơn 3.000 trong tổng số hơn 31.000 ha nuôi tôm bị thiệt hại. Diện tích tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp hơn 1.000 ha, bệnh đốm trắng hơn 1.000 ha… Dịch bệnh vẫn tiếp diễn do nhiều nơi người dân tự ý chuyển đổi diện tích chưa phù hợp sang nuôi thủy sản, nhưng do đầu tư chưa thỏa đáng về hạ tầng (hệ thống điện, cấp thoát nước, ao lắng, khu vực xử lý chất thải…) nên môi trường bị ô nhiễm, không phù hợp, khiến dịch bệnh thường xuyên xảy ra, người nuôi khó phục hồi sản xuất.

5. Bến Tre
Với hơn 3.000 ha tôm bị bệnh, trong tổng số hơn 31.000 ha nuôi tôm, dịch bệnh tại tỉnh Bến Tre vẫn diễn biến phức tạp; trong đó bệnh đốm trắng hơn 420 ha, bệnh hoại tử gan tụy cấp hơn 446 ha. Nguyên nhân do chưa chú trọng thông tin tuyên truyền; người nuôi chưa biết rõ quy định, quy hoạch về nuôi trồng, không ghi chép, theo dõi các chỉ số quan trắc cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh, thức ăn, hóa chất, thuốc sử dụng trong quá trình nuôi. Hơn nữa, phần đông hộ nuôi nhỏ lẻ không có ao chứa nước và khi có ao tôm bị bệnh đã xả thải nước không qua xử lý ra môi trường, khiến hàng loạt cơ sở nuôi xung quanh cùng phải chịu hậu quả.

Dịch bệnh trên tôm năm 2014, Tạp chí Thủy sản VN (Thuysanvietnam.com.vn).

LÂM PHÚC NHÂN

Tổng Ban Biên Tập

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *